Cách trồng hoa phong lan tại nhà

Cách trồng hoa phong lan nghe đơn giản nhưng cũng khiến không ít người lao đao bởi có người mới trồng không biết cách xử lý khiến cây chết ngay, có người lại chăm sóc quá kỹ đến mức cây quá sốc mà chết, có người lại bỏ bê nghĩ rằng không cần chăm như ở rừng,… thế là cây cũng héo chết. Vậy phải làm thế nào mới có thể trồng được một chậu lan đẹp trĩu hoa, xanh tốt vạn người mê? Đọc ngay bài viết dưới đây của chuyên gia Đặng Gia Trang để có cách trồng hoa lan và cách chăm sóc lan chuẩn kỹ thuật nhé!

1. Cách chọn giống lan

– Tiêu chuẩn chọn giống

Mới chơi, bạn nên mua lan rừng trưởng thành, đã được thuần trong vườn nhà càng tốt vì dễ trồng, đã thích nghi với điều kiện vườn. Có thể mua keiki (cây con mọc từ thân già) về trồng nhưng sẽ khá rủi ro vì bạn chưa có kinh nghiệm nên dễ chết, khó phát triển, và phải chờ vài mùa mới có hoa ngắm.

Hiện thị trường có nhiều nguồn cung cấp, có thể mua trực tiếp hoặc qua mạng, trên các hội hoa phong lan bán khá nhiều.

Về điều kiện vùng miền không quan trọng lắm vì rất khó xác định trừ khi bạn đến tận nơi cây mọc, tốt nhất là chọn loại thân dài, mập, hoa sai, dày.

hoa phong lan
hoa phong lan
– Chọn giống theo mùa nở hoa

Giống thường nở vào mùa Xuân như Cymbidium, Dendrobium, vào mùa Hạ như Stanhopea hay mùa Thu như Paphiopedilum.

Một số cây tuy cùng một loài nhưng lại nở hoa vào thời điểm khác nhau như Phalaenopsis hay Epidendrum hay Cattleya.

Có những giống lan nở bất cứ vào thời điểm nào trong năm như Brassavola nodosa, Epidendrum ibaguense hay Epidendrum radicans. Đa số vì đây là những cây đã lai giống nhiều lần như: Phalaenopsis, Cattleya. Epicat. v.v… nên sẽ ra hoa bất cứ khi nào cây đã trưởng thành.

– Chọn những giống hoa lâu tàn

Hoa phong lan thường sẽ tàn sau khoảng 2 tuần, nhưng còn tùy thuộc vào nhiệt độ. Nếu quá nóng sẽ sớm tàn và nếu lạnh xuống khoảng 10°C sẽ lâu tàn hơn.

Cymbidium (địa lan), Renanthera (lan phượng vĩ) hoa tàn trong khoảng 8 – 10 tuần

Phalaenopsis (hồ điệp) có khi 10 – 12 tuần mới tàn và hoa nở liên tiếp tới 3 – 4 tháng.

Dendrobium lai giống màu xanh tím từ 8 – 10 tuần.

Cattleya từ 2 – 4 tuần tùy theo giống.

Paphiopedilum (lan hài) từ 4 – 8 tuần.

Psychopsis từ 3 – 4 tuần và nở liên tiếp trong mấy tháng liền.

Vanda, Mokara từ 3 – 6 tuần.

Những giống nào có cánh hoa dày sẽ lâu tàn hơn những giống có cánh hoa mỏng.

Đặc biệt cây Grammatophyllum multiflorum hoa phải 8 – 9 tháng mới tàn. Ngược lại Sobralia và Stanhopea chỉ 2 – 3 ngày là đã tàn nhưng có nhiều dò hoa hay nở liên tiếp cho nên có khi cả tháng mới hết hoa.

2. Cách trồng hoa lan trong chậu tại nhà

– Cách chọn chậu

Chậu trồng có lỗ thoát nước. Nên trồng vào các chậu đất nung sẽ giúp phong lan phát triển tốt hơn.

Trước khi trồng hoa, phải rửa sạch chậu. Giá thể trồng chậu thoát nước tốt, ví dụ như: vỏ cây, rêu, xơ dừa, viên đất nung, than,…

– Một số lưu ý khi chọn giá thể

+ Vỏ cây có độ thoát nước tốt và có khả năng chống úng, nhưng có thể bị phân hủy nhanh chóng.

+ Rêu giữ độ ẩm tốt hơn nhưng dễ đóng rêu nên cần thay chậu thường xuyên.

+ Xơ dừa trước khi sử dụng nên ngâm xả chát để làm sạch Tanin và Lignin.

+ Viên đất nung size lớn bạn nên ngâm trong nước cho sạch bụi rồi sử dụng. Loại giá thể này rất khó phân hủy, do đó có thể tái sử dụng bằng cách ngâm với nước trừ nấm để khử sạch bệnh.

– Tiến hành trồng hoa lan trong chậu tại nhà

Bước 1: Cho giá thể đã chọn vào khoảng 1/5 chậu. Cho giá thể có kích thước lớn như viên đất nung, vỏ dừa xuống đáy trước, tiếp theo có thể thêm rêu, mụn dừa, dớn,… vào đến 1/2 chậu để tăng độ ẩm cho cây. Tiếp tục thêm giá thể nhỏ lên đầy chậu, đảm bảo giá thể trong chậu cách mép chậu từ 1 – 2cm.

Bước 2: Nên cắm cọc (đũa, tre,…) vào quanh mép chậu đối với lan đa thân, còn với lan đơn thân thì cắm một cây vào giữa chậu. Mục đích của cọc là đỡ thân lan đứng vững, dễ thuần với giá thể hơn. Sau đó, dùng dây buộc nhẹ thân lan vào cọc sao cho hướng phát triển của cành luôn hướng vào giữa chậu.

Bước 3: Cây mới trồng nên giảm ánh sáng bằng lưới xanh đen hoặc để trong mái hiên đến khi rễ non phát triển thì mới chuyển dần sang nơi có ánh sáng tốt hơn.

Viên đất nung khá xa lạ với nhiều người, bạn sẽ bất ngờ khi biết viên đất nung là một loại giá thể cực thích hợp để trồng hoa phong lan, tìm hiểu ngay cách trồng lan bằng giá thể viên đất nung

3. Cách trồng lan ghép trên thân cây khác

Đối với thân cây còn sống

+ Cần tỉa bớt tán nhánh của thân cây

+ Chỉ ghép hoa phong lan ở phía ánh sáng ban mai chiếu vào (hướng đông)

+ Cách trồng này thích hợp cho hầu hết các giống lan, đặc biệt là lan rừng.

Đối với thân cây khô

+ Phải cắt thân cây thành khúc ngắn để dễ treo

+ Chọn những cây mục. Sau đó, bóc vỏ đi để phá hủy nơi trú ẩn của côn trùng gây bệnh hại cho phong lan

+ Buộc một miếng xơ dừa vào thân cây để giữ ẩm rồi buộc chằng lên đó gốc.

4. Cách thiết kế và bố trí vườn trồng hoa phong lan

– Cách bố trí hoa phong lan

+ Trồng treo giàn: Tạo cảm giác thông thoáng giúp cây phát triển đều, nhanh chóng, dễ chăm sóc và di chuyển khi cần thiết. Thuận lợi cho việc chăm sóc lan nếu bạn có nhiều chi phí làm dây treo. Phù hợp với trồng tại nhà, diện tích nhỏ.

+ Trồng lan trên sạp: Có thể trồng được nhiều cây, khi hoa nở trông sẽ rất đẹp nhưng khó khăn trong việc chăm sóc, dễ lây lan mầm bệnh hơn so với cách trồng lan treo. Cách trồng lan trên sạp thích hợp quy mô trang trại.

– Vị trí trồng

+ Trồng trên sân thượng: Đây là vị trí lý tưởng về độ thông thoáng, ánh nắng, nhưng bạn cần chú ý về gió để tránh làm tổn hại cây lan. Cần phải giăng lưới xanh đen để che nắng và nên trồng theo kiểu treo giàn để tạo sự thông thoáng, giảm bớt việc bốc hơi nóng vào buổi trưa. Đặt thêm các chậu cảnh, trồng rau, quả,… để giảm hơi nóng.

+ Trồng ở ban công: Ban công đón nắng sáng, hoặc nắng chiều là vị trí lý tưởng để bạn trồng nên những giò lan xinh xắn, tạo điểm nhấn cho không gian.

+ Trồng trong sân vườn: Tốt hơn trồng ở ban công, sân thượng bởi độ thông thoáng cao và thuận tiện chăm sóc hơn. Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý đến vấn đề phòng trừ sâu bệnh cho lan, nhất là vào mùa mưa.

Cách bố trí và vị trí trồng lan
Cách bố trí và vị trí trồng lan

5. Cách trồng hoa phong lan thành băng vỏ dừa

Chọn vỏ của những quả dừa già và khô rồi xé thành từng mảnh to bằng nửa bàn tay

– Đặt các mảnh sát nhau thành băng dài trên giàn gỗ/tre và cố định bằng 2 thanh nẹp tre

– Tốt nhất, bạn nên đục một lỗ nhỏ dưới miếng vỏ dừa trước khi trồng để tránh tình trạng úng nước

– Sau 2 – 3 năm nên thay băng vỏ dừa khác vì băng vỏ dừa ban đầu đã rã mục.

==> Xem thêm chi tiết:

Viết một bình luận

Social Share Buttons and Icons powered by Ultimatelysocial