Cây Mai Vạn Phúc – Công dụng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc

Cây Mai Vạn Phúc là loài cây có lá nhỏ xanh tốt, um tùm kết hợp với những bông hoa trắng xinh mang đến vẻ đẹp dịu dàng, yên bình. Cây được trồng để làm cảnh trước sân, sau vườn hay trang trí ở góc phòng, cạnh nơi làm việc. Mai Vạn Phúc còn được biết đến với những công dụng tuyệt vời và ý nghĩa phong thuỷ của nó. Hãy cùng tìm hiểu về Mai Vạn Phúc qua bài viết sau đây nhé!

Nguồn gốc của cây Mai Vạn Phúc

Mai Vạn Phúc có tên khoa học Tabernaemontana dwarf, tên tiếng anh là Wrightia antidysenterica tree và tên khác là Mai Tiểu Thư hay Mai Chỉ Thiên. Đây là loài cây thuộc họ Apocynaceae (Trúc Đào), có nguồn gốc từ các khu vực có khí hậu nhiệt đới của Châu Á.

Đặc điểm của cây Mai Vạn Phúc

Mai Vạn Phúc là cây thân bụi thấp, với chiều trung bình khoảng 70-90cm khi trưởng thành. Thân cây màu xám, phân thành nhiều nhánh từ gốc đến ngọn nên tán cây rộng, um tùm. Cây càng cao thì tán càng càng rộng và rậm rạp. Cành cây nhỏ, giòn, phân thành từng đốt ngắn.

Cây Mai Vạn Phúc

Vườn Mai Vạn Phúc trồng trong chậu

Lá cây là loại lá đơn mọc đối xứng hình xoắn ốc xung quanh cành cây. Lá Mai Vạn Phúc có hình như mũi giáo, đầu nhọn, kích thước từ 4-7cm, rộng khoảng 1-2cm. Lá có màu xanh đậm, bề mặt nhẵn bóng và có cuốn rất ngắn.

Hoa Mai Vạn Phúc có màu trắng tinh khôi, gồm có 5 cánh như hình ngôi sao. Hoa thường mọc thành cụm nhỏ ở đầu cành. Đường kính của hoa có kích thước khoảng 1-2cm, cuốn hoa cũng có chiều dài tương tự. Mai Vạn Phúc nở hoa quanh năm, toả ra mùi thơm dịu nhẹ, thoang thoảng.

Công dụng của cây Mai Vạn Phúc

Mai Vạn Phúc có kích thước vừa phải, lá cây nhỏ xanh đậm tô điểm bởi những bông hoa trắng toả hương thơm dịu nhẹ nên có giá trị thẩm mỹ cao. Vì thế, Mai Vạn Phúc thường được trồng để làm cảnh, trang trí khu vực nhà ở như trước sân, sau vườn, trên ban công, sân thượng hoặc trong phòng khách, phòng làm việc.

cay-mai-van-phuc

Mai Vạn Phúc còn được trồng ở những nơi công cộng như công viên, vòng xoay giao lộ, trên con lươn dãy phân cách, trong khu công nghiệp hay ven đường. Mỗi khi hoa Mai Vạn Phúc nở rộ cũng là lúc ong bướn bay về hút mật làm cho cảnh quan trở nên gần gũi với thiên nhiên.

Ngắm nhìn Mai Vạn Phúc, đồng thời ngửi được mùi hương thoang thoảng của hoa sẽ giúp cho đầu óc chúng ta trở nên thư giản, thoải mái bớt đi sự mệt mỏi sau những giờ làm việc. Có thể nói, Mai Vạn phúc mang lại giá trị tinh thần không hề nhỏ.

Một công dụng tuyệt vời khác của Mai Vạn Phúc là ứng dụng trong y học. Nhựa cây có thể làm dịu vết thương, kháng viêm. Một số chất có trong rễ cây có trong thuốc trị bệnh viêm nhiễm ngoài da, giảm đau,…

Ý nghĩa phong thuỷ của cây Mai Vạn Phúc

Cái tên Mai Vạn Phúc đã phần nào nói lên được ý nghĩa phong thuỷ của loài cây này. Trồng Mai Vạn Phúc giúp mang những điều tốt lành, phúc khí đếm cho gia chủ. Do đó, Mai Vạn Phúc được sử dụng như một loài cây phong thuỷ dùng để trang trí.

cay-mai-van-phuc

Mai Vạn Phúc có tán rộng, rậm rạp, lá màu xanh đậm thể hiện sự sinh sôi, nẩy nở mang đến thịnh vượng. Lá cây có màu trắng của sự tinh khiết, có phần dịu dàng với mùi hương xua đuổi tà khí, đem lại không khí trong lành cho không gian xung quanh.

Màu xanh dương của lá cây Mai Vạn Phúc thuộc hành Thuỷ trong ngủ hành, mà thuỷ thì sinh Mộc. Do đó, Mai Vạn Phúc hợp với người có mệnh Mộc. Tuy nhiên, hoa Mai Vạn Phúc có màu trắng thuộc hành Kim trong ngũ hành, mà Kim sinh Thuỷ. Nên Mai Vạn Phúc cũng hợp với người mệnh Thuỷ. Khi hoa Mai Vạn Phúc nở rộ cũng là lúc người có mệnh Thuỷ gặp nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống.

Cách nhân giống Mai Vạn Phúc

Phương pháp chiết cành, ghép cành được sử dụng phổ biến để nhân giống Mai Vạn Phúc. Kỹ thuật này đơn giản, dễ thực hiện nhưng cần phải chú ý một số vấn đề sau:

– Chọn cành cây to, lá nhiều, rậm rạp, đã từng ra hoa. Cành được chọn phải chắc khoẻ, không bị sâu bệnh.

– Nên sử dụng thuốc kích thích ra rễ trộn chung với phân hưu cơ trước khi bó vào vết chiết.

– Hãy để cành chiết phát triển trên cây mẹ trong khoảng 2 tháng để rể cây khoẻ mạnh rồi mới cắt đem trồng.

Cách trồng cây Mai Vạn Phúc

Mai Vạn Phúc được trồng ngoài đất hoặc trong chậu đều phát triển tốt. Cây có sức sống mạnh nhưng cần đảm bảo đất sốp, đủ nước và ánh sáng. Nên sử dụng loại đất được pha trộn bởi đất vườn, mùn, phân hữu cơ để tạo độ sốp và giữ ẩm tốt.

cay-mai-van-phuc

– Trồng trong chậu

Chuẩn bị chậu có kích thước vừa phải, cao gấp 1,5 lần chiều dài bầu, có lỗ thoát nước ở đáy chậu. Sau đó, phủ một lớp đất hỗn hợp vừa trộn ở trên vào khoảng 1/3 chậu. Tiếp đến là đặt cây vào giữa chậu và cắt bỏ bầu. Cuối cùng là cho thêm đất vào đầy chậu để giữ cây đứng thẳng, vững trãi hơn. Cần tưới nước ngay cho cây khi thực hiện xong.

– Trồng trên đất

Đào hố với kích thước tương ứng với kích thước của chậu ở trên. Sau đó cũng phải lót đất đã trộn vào trong hố. Đặt cây vào giữa hố và cắt bầu. Sau đó lấp đất lại cho đầy hố. Không được đặt cây quá sâu vì dễ bị úng nước. Cuối cùng là tưới nước ướt đều đất trong hố là xong.

Cách chăm sóc cây Mai Vạn Phúc

Mai Vạn Phúc khi đã phát triển tốt ngoài đất hoặc trong chậu thì không cần chăm sóc quá nhiều. Chủ yếu các bạn cần quan tâm đến nước tưới, cắt tỉa cây và sâu bệnh.

Nước tưới: cây không cần nước nhiều nhưng phải đảm bảo đất đủ ẩm để phát triển tốt. Vì thế, bạn có thể tưới nước cho cây mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều tối. Vào mùa mưa thì vài ngày tưới một lần cũng được.

Ánh sáng: là loại cây ưa sáng nên Mai Vạn Phúc có thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ban trưa. Khi trồng cây trong chậu, bạn nên đặt cây ở ngoài mái hiên, trên ban công hoặc trước sân nhà để cây đón ánh sáng tốt nhất.

Phân bón: phân hữu cơ là loại phân tốt nhất để bón lót cho cây. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn cũng nên bón phân NPK cho cây nếu thấy màu xanh của cây bị nhạt so với bình thường.

Sâu bệnh: bệnh vàng lá, đốm lá hay các loại rệp sáp, nấm gây hại thường xuất hiện trên cây. Bạn cần phải cắt bỏ những cành cây có dấu hiệu bị nhiễm bệnh để tránh lây lan sang cành khác.

Cắt tỉa: thường thì mọi người thích tỉa cây Mai Vạn Phúc thành dáng tròn như hình cây nấm. Trong quá trình kiểm tra sâu bệnh cho cây, bạn cũng nên cắt tỉa những cành khô, cành già cỗi và tạo dáng tròn đều để Mai Vạn Phúc trông đẹp mắt hơn nhé!

Mua Mai Vạn Phúc ở đâu? Giá bao nhiêu?

Mai Vạn Phúc hay Mai Tiểu Thư được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng biết cách mua cây con về trồng. Cây con được rao bán online trên nhiều website và có giá cũng không quá đắc. Bởi lẽ, việc chiếc cành rất đơn giản đối với những ai làm nghề buôn bán hoa kiểng.

Theo tham khảo của chúng tôi từ nhiều nguồn, mức giá trung bình cho mỗi cây Mai Vạn Phúc giống từ 30-50 nghìn. Đối với những cây Mai Vạn Phúc lớn, được trồng trong chậu đẹp thì giá có thể lên đến vài trăm nghìn mỗi chậu cây. Tuy nhiên, giá bán Mai Vạn Phúc có thể dao động lên xuống tuỳ vào thời điểm, hình thức mua.

Kết luận: Dù Mai Vạn Phúc không rực rỡ như Mai Hoàng Yến nhưng đây là loài cây đẹp, hữu ích nên cần được nhân giống. Hãy chia sẻ bài viết này cho người thân, bạn bè của bạn để lan toả tình yêu thiên nhiên, cây cảnh đẹp bạn nhé!

==> Xem thêm chi tiết:

Viết một bình luận

Social Share Buttons and Icons powered by Ultimatelysocial