Kỹ thuật trồng nho trên sân thượng không khó khi chúng ta có thể nhanh chóng có được giàn nho ưng ý sai quả chỉ sau vài tháng. Kết hợp trồng nho với nhiều loại cây khác có thể mang tới hiệu quả cao trong việc làm mát sân thượng và bổ xung hoa quả cho gia đình. Nếu bạn đang muốn tạo giàn nho trên sân thượng, ban công gia đình thì bên dưới đây là cách trồng chi tiết từ A-Z.
Xem thêm Số học ứng dụng
Cách trồng nho trên sân thượng cực đơn giản
Nếu như hồi xưa không nhiều người chọn trồng nho khu vực này thì giờ đây đã khác. Chúng trở nên quá đơn giản mà gần như ai cũng có thể làm được trên sân thượng gia đình mình. Chỉ với vài bước đơn giản chúng ta đã có cơ hội sở hữu những giàn nho tươi ngon trong khoảng vài tháng.
Những cây trồng trên sân thượng khác có thể tham khảo để kết hợp với giàn nho bên trên và trồng bên dưới như dưa lưới, dưa gang, dâu tây, mít thái, xoài… Vì thế chúng ta nên kết hợp với nhau để tránh phí diện tích và đa dạng hơn loại cây ăn trái cho gia đình mình.
Chọn giống
Ngày nay có rất nhiều dòng nho khác nhau mà khách hàng có thể tham khảo. Chúng ta ưu tiên chọn các loại nho dễ trồng dễ chăm sóc và có khả năng chịu nóng, chịu hạn tốt. Chưa kể đi kèm với đó còn phải có quả căng mọng, ngọt dễ ăn. Các dòng nho cũ vừa khó trồng lại vừa quả nhỏ và chua nên gần như trồng cũng như không. Chúng ta có thể tham khảo các dòng nho như …
Chậu trồng
Chúng ta có thể lựa chọn trồng trong những hộp xốp cực kỳ tiện lợi khi di chuyển cũng như chăm sóc thu hoạch. Không cần phải xây những bồn trồng mất công sức mà độ hiệu quả không cao. Thay vào đó chỉ cần các hộp xốp kích thước 40×40 hoặc to hơn đều được. Mỗi hộp chúng ta trồng 1 gốc là quá đủ để không gian sân thượng xanh tươi tốt và mát mẻ. Việc thu hoạch dọn dẹp cũng không cần quá cầu kỳ và mất nhiều công sức. Chỉ cần loại bỏ giá thể đất và gốc cây là đã sẵn sàng cho 1 vụ mùa trồng mới.
Ngoài ra chúng ta cũng có thể xen kẽ trồng 1 số loại hoa hoặc cây trồng khác vào các vị trí này nếu muốn. Sự tiện lợi của thùng xốp là không thể bàn cãi trong trường hợp này.
Đừng quên đục lỗ bên dưới thùng xốp để không bị ứ đọng nước gây chết cho các gốc nho nhé.
Đất trồng
Giá thể đất cực kỳ dễ kiếm và lựa chọn loại giá thể này là hoàn toàn phù hợp. Chúng ta có thể sử dụng kết hợp các giá thể khác để tăng thêm độ phì nhiêu cho đất. Lựa chọn thêm mùn cưa, vỏ trấu hoặc mụn dừa đã qua xử lý đều rất tuyệt vời. Chưa kể nếu có thêm phân trùn quế thì còn tuyệt vời hơn nữa. Tất nhiên chúng ta cũng tùy theo khả năng của từng gia đình mà lựa chọn giá thể phù hợp.
Đất chúng ta chọn loại đất tơi xốp có khả năng giữ nước giữ ẩm cao nhé. Kết hợp thêm vỏ trấu với 3 phần đất 1 phần vỏ trấu trộn đều là có thể sử dụng được. Chưa kể thêm phân trùn quế hoặc 1 số loại phân bón khác nữa mà sử dụng ở sau này.
Trước khi trồng nên xử lý đất để đảm bảo độ pH trong khoảng từ 5-7,5 là tốt nhất. Có thể sử dụng phương pháp phơi khô để đảm bảo rằng không có mầm mống bệnh cũng như cỏ dại đi kèm.
Cách trồng nho từ bao ươm
Khi mua nho giống chúng sẽ được trồng trong các bao ươm tròn nhỏ. Chúng ta cẩn thận cắt những bao ni lông này và dễ nho có thể thoải mái thoát ra ngoài hút chất dinh dưỡng. Tuyệt đối không trồng cả bao đất tránh việc ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của chúng. Sử dụng dao hoặc kéo sắc nhọn để cắt những bao bọc này. Sau đó cẩn thận đào hố trong chậu trồng và phủ đất lên trên. Đừng quên sử dụng vòi nước xịt ẩm kỹ càng để đem lại độ ẩm cẩn thiết cho rễ nho phát triển.
Trong thời gian này tốt nhất nên che chắn cẩn thận khỏi gió, nắng và mưa. Chúng đều có thể tác động lên gốc nho và ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây. Với ánh nắng là khô héo còn gió sẽ khó làm cho rễ nho phát triển. Mưa sẽ khiến sói mòn bầu đất và có thể khiến cho nho chết khi đứt rễ.
Sau khoảng từ 7-10 ngày rễ nho đã bắt đầu nhú và lúc này chúng ta bắt đầu bước vào phần tiếp theo của kỹ thuật trồng nho trên sân thượng. Phân bón là thứ cần thiết nhất lúc này đối với những chậu nho này.
Tưới nước
Những ngày đầu chúng ta nên sử dụng vòi phun dạng hơi sương và tươi đều thẫm ướt cho gốc nho. Chúng ta tưới vào sáng sớm và chiều tối để cung cấp độ ẩm cần thiết. Vào những ngày khô nóng nhiều gió có thể tăng số lượng tưới lên. Chú ý che nắng cẩn thận khi tưới bởi nếu làm sai cách có thể khiến cho cây không thoát được nước và chết héo.
Khi đã qua thời điểm nhậy cảm thì tùy theo sức sống và thời tiết mà điều chỉnh lượng nước phù hợp. Nên nhớ rằng nho là loài cây chịu nắng và chịu hạn tốt nên không cần tưới quá nhiều nước. Chính vì thế mà chúng ta nên theo dõi kỹ thuật trồng nho trên sân thượng để cân đối với tình trạng giàn nho nhà mình.
Bón phân
Việc bọn phân cũng khá đơn giản nhưng quan trọng nhất là thời điểm bón và loại phân bón phù hợp. Nên nhớ rằng lúc đầu mới trồng thì hệ thống rễ của nho chưa đủ mạnh để có thể tự lực hút chất dinh dưỡng. Chính vì lẽ đó sẽ không cần thiết phải bón trong giai đoạn 10-15 ngày đầu. Chỉ khi nào nho bén rễ thì mới bắt đầu bón lót để tăng cường chất dinh dưỡng giúp cho nho phát triển. Sử dụng các loại phân hữu cơ hoặc phân trùn quế, phân bò hoặc phân dê đều là những lựa chọn tuyệt vời. Và khoảng 20 ngày chúng ta nên bón lại 1 lần hoặc tùy theo sức phát triển của cây.
Làm giàn nho
Giàn nho cực kỳ quan trọng khi nâng đỡ toàn bộ phần thân của nho. Đây cũng là cách để chúng ta có thể dễ dàng thu hoạch cũng như tạo không gian tươi mát cho khu vực sân thượng. Chính vì thế việc làm giàn này cần phải tính toán kỹ vừa chịu lực vừa có thể tiết kiệm nhất cho chủ nhân.
Thời điểm khi nho bắt đầu đạt chiều dài thân từ 25-40cm là thời điểm làm giàn hợp lý. Làm giàn sớm vừa giúp thân nho bám víu tốt vừa hạn chế được gãy do mưa gió bão. Sử dụng dây thít nhựa để cố gá thân nho vào các giàn tương ứng.
Chúng ta có thể lựa chọn giàn bằng dây thép, kẽm hoặc dàn inox đều được. Tính toán chi tiết thiệt hơn để lựa chọn loại giàn phù hợp nhất tương ứng. Nếu muốn lâu dài và chắc chắn thì giàn inox là lựa chọn tốt nhất. Chúng có thể vừa làm giàn nho khi cần hoặc là nơi bám víu sau này nếu muốn chuyển qua các loại cây khác. Còn nếu làm giàn tre nứa thì độ chịu lực không cao và không tính toán kỹ có thể gây sập.
Độ cao cần thiết của giàn sẽ khoảng từ 1,8-2m là tốt nhất. Vừa tạo sự thông thoáng cần thiết vừa dễ dàng trong việc thu hoạch. Về cách làm giàn hãy tham khảo giá của những người thợ để có giàn nho trên sân thượng chắc chắn nhất và chi phí rẻ nhất.
Cắt tỉa
Lựa chọn những thân nho phù hợp để cho việc cắt tỉa được dễ dàng và giúp thân nho phát triển tốt. Mỗi thân nho nên để từ 10-20 nhánh để đảm bảo sinh trưởng tốt. Chú ý tùy theo chiều dài cũng như từng loại nho mà có cách cắt tỉa và xây giàn tương ứng. Chiều dài phù hợp từ 1-2m và loại bỏ các cành già, đã hóa màu nâu, để cho các cành non phát triển. Chùm nho sẽ được mọc từ các vị trí này.
Nói chung chúng ta cần phải thử nghiệm 1-2 lần mới đưa ra được cách cắt tỉa phù hợp bởi mỗi dòng nho có cách cắt tỉa khác nhau. Nếu không cắt tỉa cây sẽ phí lực nuôi các thân già, cành già không có tác dụng gì cả. Cắt tỉa đúng sẽ nuôi quả to, tròn, mọng và sai mang tới chất lượng quả tốt.
Thu hoạch
Sau khoảng thời gian 3 tháng kể từ lúc trồng là chúng ta có thể thu hoạch được những chùm nho đầu tiên. Khi nhận thấy chùm nho chín và đổi màu sắc là chúng ta có thể bắt đầu thưởng thức thành quả này. Cách trồng nho trên sân thượng không khó và chỉ khó khăn nhất ở bước đầu và khu làm giàn, cắt tỉa. Còn lại gần như không cần phải can thiệp gì thêm vào phương pháp này.
Tùy theo từng dòng nho và cách chăm sóc, phân bón, khí hậu mà số lượng chùm nho sẽ là khác nhau. Thông thường mỗi dây nho sẽ có từ 2-3 chùm là đạt chuẩn. Nhưng dám chắc rằng bạn đã có thể có những lứa nho tươi ngon, tự nhiên để thưởng thức với gia đình. Và chắc chắn rằng nếu năm sau có tiếp tục trồng sẽ đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm với kỹ thuật trồng nho trên sân thượng này.
Kỹ thuật trồng nho trên sân thượng cần chú ý điều gì?
Quan trọng nhất vẫn là khâu làm giàn cũng như cắt tỉa thân lá tương ứng. Chúng ta cần làm giàn vững chắc để tránh giàn bị sập hoặc khó khăn cho giàn nho phát triển. Nên nhớ giàn càng tốt thì khả năng thu hoạch dễ dàng và cây phát triển càng tốt. Ngoài ra đây cũng là nơi che nắng và giảm nhiệt cực tốt lên sân thượng và mái nhà. Sau đó chúng ta có thể trang bị hệ thống tưới phù hợp nhất để làm mát và giảm công sức.
Ngoài ra thì chú ý khâu cắt tỉa giàn nho để chúng có thể phát triển tốt. Không nên quá tham lam để chúng nuôi quá nhiều chùm nho. Khi đó kích thước và chất lượng của nho sẽ giảm xuống trông thấy. Các chùm quả nhỏ hơn và ăn chán hơn là điều hết sức dễ hiểu.
Đừng quên bón phân tương ứng và phù hợp nhất đó là các loại phân trùn quế hoặc các loại phân dê, phân bò. Hạn chế các loại phân hóa học vì ảnh hưởng tới chất lượng của nho. Nếu muốn chùm nho tươi ngon chuẩn tự nhiên organic thì hãy sử dụng các loại phân bón từ thiên nhiên.
Nhìn chung cách trồng nho trên sân thượng với các kỹ thuật tương đối đơn giản. 1 phần vì công nghệ hiện đại 1 phần vì chỉ trồng số lượng nhỏ nên có thể thay thế nhiều công đoạn bằng tay thay vì dùng thuốc. Đây cũng là cách để chúng ta hòa mình với thiên nhiên hoặc đơn giản niềm vui trồng trọt đỡ nhàm chán. Nếu cảm thấy sử dụng các thiết bị điện tử quá nhiều thì hãy thử sức ngay với những giàn nho gia đình như này nhé.
Với chia sẻ của 5canhtrang.com về cách trồng nho trên sân thượng hy vọng rằng phần nào giúp khách hàng đã nắm được kỹ thuật tương ứng. Hãy cứ bắt tay vào làm sẽ vỡ ra được nhiều kinh nghiệm quý báu đấy nhé. Kết hợp trồng nho sân thượng với các loại cây và hoa quả khác chắc chắn mang tới hiệu quả cực cao.
Nếu bài viết đủ hấp dẫn hãy chia sẻ với bạn bè của mình ngay nhé!
==> Xem thêm chi tiết:
- Địa Lan
- Giá Thể
- Hoa Đẹp
- Kinh Nghiệm
- Lan Kiếm
- Phân Bón
- Phi Điệp Hồng
- Phong Lan
- 5CT
- Cách Chăm Sóc
- Cây Cảnh Đẹp
- Số Học Ứng Dụng