Cây chuối là loại cây quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Từ xa xưa, cha ông ta đã trồng chuối như một loại cây ăn quả mà gia đình nào cũng sở hữu. Cây chuối cảnh hiện nay được rất nhiều người ưa chuộng trồng để trang trí trong nhà. Nó không chỉ mang lại vẻ đẹp tươi xanh mà còn sở hữu nhiều đặc điểm và ý nghĩa về phong thủy. Cùng 5canhtrang tìm hiểu về đặc điểm, công dụng và cách trồng cây chuối cảnh trong nhà qua bài viết sau đây.
Đôi nét về cây chuối cảnh
Chuối cảnh có tên khoa học là Ravenala madagascariensis, có nguồn gốc từ Madagascar và được du nhập sang các nước có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Theo thời gian, cây chuối đã được lai tạo ra nhiều giống khác nhau, ngoài những cây chuối được trồng chủ yếu để lấy quả thì cũng có nhiều cây chuối cảnh dùng để trang trí.
– Ý nghĩa:
Cây chuối cảnh trong nhà có giá trị phong thủy rất cao và được cho là mang lại nhiều may mắn, tiêu trừ âm khí, ma quỷ xâm nhập. Điều này có tác dụng ngăn chặn những điều xấu và giúp gia chủ thành công hơn trong tương lai. Ngoài ra, lá của cây chuối cảnh rất to, bằng bàn tay, màu xanh mượt, tượng trưng cho phú quý, phúc lộc dồi dào, gia đình hạnh phúc.
Từ thân cho đến lá chuối đều mang một màu xanh dịu nhẹ tạo cảm giác dễ chịu và hài hòa cho người nhìn. Màu xanh lá cây là màu của thiên nhiên và sức sống nên đặt cây chuối cảnh trong nhà giúp người trồng khỏe mạnh và tinh thần thoải mái hơn.
– Đặc điểm:
Thông thường cây chuối cảnh cao khoảng 1-1,5m, lá hình trái xoan, mặt lá có những đường gân nổi xếp lớp, lá mọc đối hơi nghiêng trông giống chân vịt. Cây có thân thật ở dưới đất và thân giả mọc ở dưới đất. Cây chuối cảnh vẫn có thể ra hoa, hoa có màu trắng, hoặc đôi khi là màu đỏ, hoa khá to và tỏa hương thơm ngào ngạt. Hoa chuối sau một thời gian sẽ phát triển thành quả.
– Tác dụng:
Cây chuối cảnh ngoài công dụng trang trí làm đẹp nhà còn có tác dụng thanh lọc không khí, giúp diệt khuẩn, giảm bụi bẩn. Từ đó, không gian sẽ mát mẻ và dễ chịu hơn.
Cây chuối cảnh có mấy loại?
Chuối cảnh rẻ quạt
Đúng như tên gọi, cây chuối loại này có các tán lá được cấu tạo giống y như một chiếc quạt cao to khổng lồ. Từng tán lá hình bầu dục, xếp đối xứng hai bên tạo thành hình nan quạt. Điều đặc biệt là loại chuối này không kết trái mà luôn nở hoa. Cây thường được trồng trong sân vườn biệt thự, công viên, tư gia giúp cảnh quan và không gian trở nên sang trọng, đẹp mắt và trong lành hơn.
Chuối cảnh phượng hoàng
Loại cây này giống như tên gọi của nó, toát lên vẻ đẹp quý phái, sang trọng tạo điểm nhấn đồng thời tôn lên vẻ thanh tao trong không gian kiến trúc. Điểm đặc biệt đáng chú ý của cây chuối phượng là khả năng “sống sót” rất tốt ở cả ngoài trời và trong bóng râm. Hoa của nó có màu xanh đỏ, thon dài với kích thước 15 – 20cm, lưỡi hoa có màu xanh lá hoặc vàng.
Chuối pháo
Chuối pháo có hình dáng gần giống chuối phượng nên nhiều người dễ nhầm lẫn. Nhưng khi nhìn những bông chuối pháo mới thấy sự khác biệt. Hoa chuối pháo đỏ nằm bên trong nách lá xếp thành dải và rủ xuống giống như tràng pháo. Những bông hoa là lâu dài và có thể kéo dài đến vài tháng.
Chuối mỏ két
Lá chuối cảnh giống lá dong, không có gì đặc biệt. Nhưng vẻ đẹp thực sự của chuối không nằm ở lá mà ở hình dáng đặc biệt của hoa. Hoa chuối có màu đỏ pha cam, vàng quý phái. Chuối mỏ két được sử dụng rộng rãi trong trang trí bởi cây có thể cho ra hoa quanh năm làm điểm nhấn nổi bật cho không gian.
Cách trồng cây chuối cảnh trong nhà
- Chọn đất trồng: Đất trồng chuối cảnh phải là đất thịt nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, tơi xốp. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm phân hữu cơ hay còn gọi là phân chuồng hoai mục, cũng như một ít xơ dừa cho cây.
- Hạt giống: Mua chuối giống cây cảnh ở những cửa hàng cây cảnh uy tín, sau đó mang về ngâm với nước âm ấm khoảng 24 tiếng. Sau đó, lau sạch vỏ hạt và phủ khăn ẩm lên trên, cho vào túi kín và ủ hạt cho đến khi xuất hiện mầm thì cho vào lọ.
- Nhiệt độ: Cây chuối cảnh thích hợp với những vùng có nhiệt độ cao như vùng nhiệt đới, nhiệt độ trung bình từ 25 đến 30 độ C.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về cây chuối cảnh trong nhà mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn. Hy vọng rằng có thể giúp cho bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về loại cây này để từ đó quyết định có nên trồng trong nhà của mình hay không.