Lan long tu – Đặc điểm cách trồng và chăm sóc – 5CT

Lan long tu Lào là loại dễ chăm sóc và dễ ra hoa nhất và thường ra hoa đều hằng năm chứ ít khi nảy chồi. Hoa thường có hương thơm, đẹp, nở vào dịp tết nguyên đán nên rất được ưa chuộng. Có nhiều loại long tu, nhưng nên chọn những cây có thân dài mang nhiều sắc tím sẽ cho hoa màu tím đậm, hương thơm hơn loại thân trắng hoa cánh trắng họng vàng ít thơm.

Đây là một giống phong lan mọc tại các rừng cây rụng lá vào mùa đông trên các cao độ từ 500 đến 1000 m, thân dài khoảng 30-50 cm, buông thõng xuống. Lá dài 8-10 cm, rộng 2 cm. Hoa mọc từ các đốt của thân cây đã rụng lá và thường mỗi kỳ nở hoa kéo dài khoảng 2 tuần.

lan-long-tu
                                                                            lan-long-tu

Đặc điểm của Lan Long Tu

Long tu là loại lan hoàng thảo có giả hành mập mạp thường dài khoảng từ 30-60cm. Thân lan vào giai đoạn phát triển có màu xanh lục. Nhưng khi rụng lá về già sẽ chuyển thành màu tím nhìn khá bắt mắt. Hệ lá của lan dày mỡ màng hình mác hẹp dài và rộng khoảng 9cm. Cây phát triển khá mạnh và thường mọc thành bụi buông thõng xuống.

Điểm độc đáo của lan long tu chính là hoa của chúng. Khi đến mùa hoa thì những mắt ngủ lõm sâu bắt đầu hình thành và cho 1 nụ hoa. Trong điều kiện chăm sóc lý tưởng thì 1 cây lan long tu sẽ cho hoa từ gốc đến ngọn. Và khi nở sẽ ra đồng loạt tạo thành một chuỗi hoa to đẹp nhìn rất bắt mắt.

Hiện nay ở nước ta ghi nhận 2 loại lan long tu lào và long tu xuân lâm đồng. Về cơ bản thì mặt hoa của chúng đều giống nhau, 5 cánh hoa nhỏ màu phớt hồng với lưỡi to tròn ở giữa. Nhưng mùa hoa của chúng lại khác nhau, Lan Long Tu Xuân thường nở vào dịp Tết Nguyên Đán nên rất được ưa chuộng, cũng rất thơm nhưng màu sắc thì nhạt hơn và ít rực rỡ rạng ngời như Long Tu Lào. Long Tu Lào lại thường nở muộn sau tết 1-2 tháng. Thân lan long tu lào chịu nhiều nắng gió hơn nên giả hành tím hơn, đốt ngắn hơn, giả hành ú nu ú nần hơn, thẳng hơn chứ không zích zắc như long tu xuân.

Lan long tu đột biến

Ngoài kiểu hình hoa thường thấy thì lan long tu cũng có loại đột biến 5 cánh trắng. Mặt hoa loại này nhìn khá đặc biệt với 5 cánh màu trắng kết hợp với họng vàng trông rất sáng. Chính vì những đặc điểm đó mà cây được người chơi lan rất ưa chuộng và sưu tầm nhiều. Tuy nhiên do số lượng hiện nay còn khá ít nên giá thành cây cũng khá cao. Chúng ta cùng ngắm nhìn vẻ đẹp của em nó qua những thước hình sau nhé

Mặt hoa lan long tu

Dưới đây là một số mặt hoa của dòng lan này được Lan Tự Nhiên sưu tầm. Mục đích để mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về vẻ đẹp của hoa lan xinh đẹp này. Những mặt hoa lan long tu ở mỗi miền khác nhau sẽ có màu sắc đậm nhạt khác nhau. Nhưng điểm chung là sự sai hoa và rực rỡ của chúng khó có loài lan thân thòng nào có được hiện nay. Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp qua những thước hình sau nhé.

Cách trồng lan long tu

Xử lý giống lan long tu khi mới mua về

Long Tu mới mua về hoặc trồng lại ta cũng nên tiến hành xử lý trước khi trồng để giúp cây kích thích nhanh ra rễ mới và loại bỏ được những mầm bệnh gây hại.

Khi mua lan từ rừng về, thông thường mỗi khóm lan sẽ có từ 1-2 giả hành TƠ nghĩa là giả hành 1 tuổi chưa nở hoa và 1 đến vài giả hành 2,3,4,5 tuổi.

Nếu bạn chưa chuyên nghiệp trong việc chăm sóc lan, bạn nên tách giả hành theo từng cặp. Dùng dao mỏng, ví dụ dao rọc giấy khía vào mối nối giữa hai giả hành để tách rời ra.

Yêu cầu dao thật mỏng và nhớ soi mắt ngủ sát gốc kẻo cắt trúng mắt ngủ. Tuyệt đối không chủ quan xé toạc hai giả hành ra, có khi hư hết cả mắt ngủ, thậm chí vết toác to còn hư luôn cả nửa giề lan.

Sau khi tách riêng ra rồi, lúc này bạn mới bắt đầu tỉa rễ già đi, nói chung là để lại 2cm rễ để bắn ghim, còn lại cắt cụt bỏ hết. Nhớ là tách xong mới cắt rễ!

Ngâm lan long tu

Pha 1 chậu Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước hoặc 1 chậu Benkona 2ml/1lít nước sau đó cho toàn bộ lan giống vào ngâm 5-10 phút.

Vớt ra để ráo vài tiếng.

Tiếp tục ngâm B1+Atonik, nồng độ như trên bao bì trong 30 phút (Atonik chỉ dùng vài lần, không nên lạm dụng). Đó là cách ngày trước mình thường làm, bây giờ tôi không dùng B1+Atonik nữa mà hoàn toàn chuyển sang dùng chế phẩm Hùng Nguyễn, vì dùng Atonik bạn phải cung cấp đủ độ ẩm và dinh dưỡng nếu không sẽ phản tác dụng. Pha 1ml chế phẩm Hùng Nguyễn (khoảng 20 giọt) với 1 lít nước và ngâm lan vào đó nửa tiếng đến 2 tiếng. Sau đó vớt ra để ráo và ghép liền lên dớn hoặc gỗ, lũa.

Tiến hành trồng lan long tu

Cũng như lan lan phi điệp long tu cần nhiều ẩm trong chu kỳ sinh trưởng. Tuy nhiên, giá thể trồng phải đảm bảo thoáng và thoát nước nhanh. Bạn có thể ghép vào bảng dớn, gỗ vú sữa hoặc trồng thuần trong chậu đều được. Theo kinh nghiệm bản thân, mình thấy ghép vào bảng dớn hoặc trụ dớn là dễ chăm nhất. Sau đó là miếng hoặc khúc gỗ vú sữa, rồi tới lũa hoặc trồng trong chậu.

Hiện tại mình trồng lan long tu thòng xuống bằng bảng dớn và bảng vú sữa thấy lan phát triển khá tốt. Tuy nhiên bạn cũng có thể trồng vào chậu với giá thể vỏ thông hoặc dớn chi lê giống như phi điệp vậy. Về cơ bản cách trồng và chăm sóc 2 loại lan này khá giống nhau. Bạn có thể tham khảo chi tiết cách trồng tại cách trồng lan phi điệp toàn tập từ A-Z

Chú ý là Khi mới mua lan long tu về bạn nên cắt tỉa gọn gàng. Cắt rễ lan cách thân tầm 3https://lantunhien.com/cach-trong-lan-phi-diep/-5 cm. Sau đó ngâm toàn bộ cây trong dung dịch Atonik + B1 + N3M + Ridomil trong 1-2 giờ trước khi trồng. Khi trồng bạn nên tách riêng thân tơ ghép chung 1 bảng, thân già 1 bảng, thân dài 1 bảng và thân ngắn 1 bảng. Nói chung là cùng tuổi ghép 1 bảng cho có sự đồng đều sau này khi ra hoa sẽ đẹp mắt hơn.

Cách chăm sóc lan long tu ra hoa

Lan Long Tu thích hợp trồng dưới ánh nắng 60-70%. Nghĩa là bạn nên dùng 1 lớp lưới xanh đen của Thái để che nắng cho giàn lan của mình. Nếu bạn ở đồng bằng xứ nóng thì treo giò lan cách lưới ít nhất 1,5m. Nếu vùng cao mát mẻ thì treo cách lưới ít nhất 1,2m. Tóm lại là càng xa lưới thì càng tốt. Hàng ngày phun ướt toàn bộ cây 1-2 lần tùy theo môi trường khô hay ẩm, gió nhiều hay ít.

Lan long tu mới trồng xong thì mỗi tuần một lần chúng ta phun lại B1 hoặc Atonik để kích thích cây nảy mầm. Sau khi mầm non ra rễ dài được 5 đến 10cm ta bắt đầu bón phân. Bón bằng cách gắn phân tan chậm. Nửa tháng phun trung lượng và vi lượng 1 lần. Cứ như vậy tới tháng thứ 9 cắt nước hoàn toàn. Mục đích cho cây rụng trụi hết lá và cứ để như vậy cho tới giữa tháng thứ 11. Lúc này bạn hãy tưới thật đẫm vào gốc, ngày 1-3 lần tùy giá thể và chờ hoa. Sau 10-20 ngày lan long tu sẽ xuất hiện nụ hoa. Nếu nụ to thì để ở nơi mát và giảm tưới nước, còn nụ nhỏ tăng ánh sáng và nước tưới.

Phòng trừ sâu bệnh cho lan

– Cứ 1 tuần phun chế phẩm Hùng Nguyễn 1 lần, nồng độ 1ml/1 lít (20 giọt) hoặc B1+Atonik. Lưu ý: Atonik chỉ dùng cho chi lan có giả hành mọng nước là có hiệu quả, còn các chi đơn thân… thì hiệu quả thấp. Bên cạnh đó lạm dụng Atonik sẽ có nhiều tác dụng không tốt về sau. Phun chế phẩm tới khi bộ rễ mầm non đủ khỏe mạnh thì ngừng.

– 7-10 ngày phun 30-10-10 TE hoặc 20-20-20 TE 1 lần.

– Sau khi mầm non ra rễ dài được 5cm, gắn phân chì (xám, tan chậm 13-11-11ME Nhật) và nửa tháng phun trung lượng và vi lượng 1 lần.

– Khoảng tám tháng tuổi phun 6-30-30 TE 3-4 lần, 10 ngày 1 lần.

– Sau đó tới tháng tuổi thứ 9 cắt nước GẦN hoàn toàn, để giả hành rụng trụi hết lá và cứ để như vậy cho tới giữa tháng tuổi thứ 11 bạn hãy tưới thật đẫm vào gốc, ngày 1-3 lần tùy giá thể và chờ hoa, sau 10-20 ngày xuất hiện nụ hoa, nếu nụ to thì để ở nơi mát và giảm tưới nước, còn nụ nhỏ tăng ánh sáng và nước tưới. Cắt nước gần hoàn toàn, nghĩa là 3-4 ngày tưới phun sương vào bộ rễ để bộ rễ không bị chết khô, giữ được bộ rễ của năm nay còn sống thì mùa sau mới bội thu.

==> Xem thêm chi tiết:

Một người yêu 5 cánh trắng và mong muốn đổi đời nhờ lan var. Nghèo mãi rồi giờ phải giàu lên thôi.

Related Posts

Lan Hoàng Lạp- Kỹ thuật trồng và chăm sóc – 5TC

Lan hoàng lạp là lan hoàng thảo với nhiều hành giả cứng, căng bóng hoặc có nhiều vùng dọc thân. Gốc hoàng lạp thóp bé, thân nối ở giữa và cột nhỏ ở đầu ngọn.

Read more
Lan tran mong

Lan Trần mộng – Kỹ thuật trồng và chăm sóc – 5TC

Lan Trần Mộng có lá hẹp dài và rộng, màu xanh nhạt, mỏng manh, cành hoa dài uyển chuyển, có nhiều cành hoa dài đến cả mét. Lan Trầm Mộng

Read more
hoa-phong-lan-mokara

Lan mokara – Cách trồng và chăm sóc – 5TC

Lan mokara thuộc loại lan được lai tạo từ ba giống lan khác nhau là Arachnis (lan bọ cạp), Ascoentrum và Vanda. Có thể nói, loài lan này có tất

Read more
Lan vanda

Lan vanda – Chia sẻ cách trồng và chăm sóc – 5TC

Lan vanda có nguồn gốc từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, được trồng ở nhiều nước như Trung Quốc, Lào… và được trồng phổ biến ở nước

Read more
dac-diem-lan-ho-diep

Nguồn gốc lan hồ điệp – Phalaenopsis – 5TC

Lan hồ điệp có tên khoa học là Phalaenopsis, là loài hoa to, sống lâu năm và rất đẹp. Loại lan này thường sống ở những nơi có độ cao

Read more
hoa-lan-cattaleya

Lan Cattleya – 5CT

Trong số những loài lan đẹp và ấn tượng không thể không kể đến lan Cattleya. Lan Cattleya là loài lan đẹp, có mùi thơm rất đặc biệt, nếu ai

Read more

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Social Share Buttons and Icons powered by Ultimatelysocial