Cây Linh Sam – Công dụng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hiệu quả

Cây Linh Sam là loại cây lá nhỏ, cành chắc dễ uốn nên được sử dụng để tạo dáng bonsai, làm cảnh. Loài cây cảnh đẹp này không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa phong thuỷ đặc biệt. Linh Sam rất dễ trồng nhưng muốn tạo dáng đẹp cần phải có bàn tay khéo léo, bộ óc sáng tạo của nghệ nhân. Người chơi bonsai thành thạo có thể đục đẻo thân cây để tạo các dáng độc lạ cho Linh Sam. Do nhu cầu tìm hiểu về cây Linh Sam để tự trồng hoặc mua nhiều nên chúng tôi sẽ viết mọi thứ cần biết về Linh Sam ngay dưới đây. Mời các bạn đọc tiếp nhé!

Nguồn gốc cây Linh Sam

Cây Linh Sam là loại cây sống phổ biến ở các khu rừng nhiệt đới Châu Á, với tên tiếng anh là Antidesma acidum. Ngoài ra, Linh Sam còn có các tên gọi khác như cây sam súi, sam rừng, cây ba chia, cây hoá thạch,… Cây này cũng xuất hiện ở các cánh rừng dọc theo Duyên hải miền Trung. Người ta thường thấy Linh Sam mọc trên các hốc đá, cồn cát ven biển Phú Yên, Khánh Hoà hay Ninh Thuận.

Cây Linh Sam

Cây Linh Sam đã được tạo dáng bonsai

Cây Linh Sam qua bàn tay của nghệ nhân thì trở nên vô cùng giá trị. Linh Sam Bonsai có vẻ đẹp uy nghiêm nhưng không kém phần tinh tế. Trong quá trình trồng và lai tạo, cây Linh Sam xuất hiện nhiều chủng đột biến, đa dang hơn.

Đặc điểm cây Linh Sam

Cây Linh Sam có nhiều loại, mỗi loại có một số đặc điểm thay đổi. Vì thế, chúng tôi chỉ liệt kê một số đặc điểm chung của các loại cây linh sam. Còn đặc điểm chi tiết của từng loại sẽ được trình bài ở phần tiếp theo.

– Linh Sam là loại cây thân gỗ, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 1-3m khi trưởng thành và còn tuỳ thuộc vào mỗi loại cây.

– Lớp vỏ cây Linh Sam dày, màu xám và rất sần sùi.

– Lá cây Linh Sam nhỏ, đuôi lá nhọn, đầu lá bầu tròn giống như lá cây quách trong miền Nam. Bề mặt lá trơn bóng màu xanh đậm, mặt dưới nhám có màu xanh nhạt. Kích thước của lá tuỳ vào loại cây Linh Sam. Lá nhỏ nhất dài 1-2cm, lá to nhất dài đến 6cm.

– Rễ cây Linh Sam to, chắc khoẻ ăn sâu và lan rộng ra xung quanh.

– Hoa của cây Linh Sam thường có màu tím hoặc tím-trắng, mọc thành chùm ở đầu cành. Hoa Linh Sam nở vào những tháng đầu hè. Khi đó, sắc tím sẽ ngập tràn tán cây lấn áp cả màu xanh của lá.

cay-linh-sam

Hình dáng hoa và lá của cây Linh Sam

– Quả của cây Linh Sam rất nhỏ, có hình bầu dục hơi dẹt. Bên trong có vài hạt nhưng đa số là hạt lép.

Các loại cây Linh Sam

Cây Linh Sam được phân chia thành nhiều loại dựa vào đặc điểm hình thái của hoa và lá. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào từng vùng mà cho ra một loại Linh Sam có đặc trưng riêng. Sau đây là cách phân loại cây Linh Sam:

cay-linh-sam

Linh Sam 86

– Theo màu sắc hoa ta có Linh Sam hoa tím, Linh Sam hoa trắng, Linh Sam hoa vàng

– Loại cây Linh Sam đột biến: Linh Sam lá rí hạt gạo Tân Phú, Linh Sam tím thạch, Linh Sam 86, Linh Sam lá nhỏ

– Theo khu vực địa lý: Linh Sam sông Hinh, Linh Sam An Hải.

Ngoài ra, còn nhiều loại Linh Sam không phổ biến chưa được nhắc đến. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đặc điểm 3 loại Linh Sam hiện được mua bán phổ biến trên thị trường.

Cây Linh Sam sông Hinh

Đây là giống cây xuất hiện tại khu vực sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường tự nhiên. Thân cây chắc nhưng dễ uốn, dáng cây đẹp và cho ra nhiều lũa khi càng già. Lá cây nhỏ, màu xanh đậm bắt mắt. Hoa có mùi hương dịu nhẹ. Hiện nay, giống Linh Sam sông Hinh rất hiếm thấy trong tự nhiên, vì thế giá trị của nó ngày càng gia tăng.

Cây Linh Sam 86

Đây là loài cây đột biến từ giống Linh Sam sông Hinh và được giới chơi bonsai ưu chuộng nhất. Cây không phát triển quá nhiều về chiêu cao, thay vào đó nó phân nhánh để tạo tán rộng. Chiều cao tối đa của cây là khoảng 3m, tán có thể rộng tương đương với chiều cao. Tuy nhiên, giới chơi bonsai thích sử dụng cây Linh Sam 86 cỡ nhỏ để tạo dáng.

Cây Linh Sam 86 có hoa màu tím rất đẹp, toả ra mùi hương thoang thoảng quanh khu vực trồng. Hoa của giống cây này trổ đều đặn sau mỗi hai tháng.

Cây Linh Sam lá rí hạt gạo Tân Phú

Tên của giống cây đã nói lên rằng nó là giống cây nhỏ, lá bé xíu. Người ta còn gọi nó với tên ngắn là Linh Sam lá rí, Linh Sam hạt gạo.

Giống cây Linh Sam này vẫn là cây thân gỗ, lùn. Thân cây rất sần sùi, thường xuất hiện mốc, rêu sống kí sinh. Dân chơi cây cảnh thường tạo dáng cho Linh Sam lá rí giống như cây cổ thụ lâu năm.

Công dụng của cây Linh Sam

Cây Linh Sam được trồng để làm cảnh, tranh trí. Nhiều người thích đặt chậu cây Linh Sam trên bàn làm việc, phòng khách bởi nó giống như một cây cổ thụ mini, trông rất hoành tráng. Một số khác trồng cây Linh Sam trong nhà để được ngắm và thưởng thức hương hoa của nó mọi lúc.

cay-linh-sam

Giống như nhiều loại thực vật khác, cây Linh Sam có khả năng hấp thụ CO2 và các hạt bụi nhỏ trong không khí. Đặt chậu cây Linh Sam trong phòng khách sẽ giúp cho bạn có cảm giác thoải mái, mát mẻ vào buổi trưa.

Trồng cây Linh Sam còn là thú vui tao nhã của các chú, các bác đã nghĩ hưu. Trên cơ sở trồng và tạo dáng cho nhiều cây Linh Sam, các chú bác còn đem lại thu nhập cho gia đình khi đem bán những đẹp, giá cao.

Ý nghĩa phong thuỷ của cây Linh Sam

Ngoài giá trị cảnh quan, cây Linh Sam còn mang đến nhiều ý nghĩa vô cùng đặc biệt.

  • Dáng thân cây Linh Sam như cổ thụ, sừng sững tựng trưng cho tính cách ngay thẳng, chính trực. Những cành cây chắc nhưng dẻo, có thể uốn thành hình dáng đẹp tượng trưng cho sự rèn dũa. Kết hợp hai điều này lại, ta sẽ thấy cây Linh Sam như một người đàn ông trưởng thành, chính trực nhưng cố chấp, biết tuỳ cơ ứng biến.
  • Cây Linh Sam có phần vỏ sần sùi, cứng cỏi, sức sống mãnh liệt giống như tính cách kiên trì, bất khuất và không bỏ cuộc của những người thành công, chiến thắng.
  • Và điều mà chúng tôi nghĩ rằng đa số các bạn quan tâm là cây Linh Sam có thể thu hút tài lộc, may mắn và xua đi vận đen, thanh lọc và loại bỏ tà khí.

Cây Linh Sam hợp mệnh gì?

Cây Linh Sam có lá màu xanh ứng với hành mộc, có hoa màu tím ứng với hành hoả trong ngũ hành. Mà mộc sinh hoả, hoả sinh thổ. Vì thế có thể nói cây Linh Sam hợp với người mệnh hoả và mệnh thổ.

Xét sâu hơn, việc cây Linh Sam trổ hoa màu tím mới là điểm khác biệt. Do đó, người mệnh thổ trồng cây Linh Sam trong nhà hoặc quanh vườn mới thật sự hữu ích về mặt phong thuỷ. Đến thời gian ra hoa cũng là lúc gia chủ mệnh thổ có được nhiều may mắn, tài lộc.

Cách trồng cây Linh Sam

Chuẩn bị nguyên vật liệu

Đất trồng cây phải tơi sốp, giàu dinh dưỡng. Tốt nhất là trộn các loại đất mùn với phân hữu cơ, lá cây mục hay tro trấu.

Việc nhân giống cây Linh Sam bằng hạt rất khó thành công nên bạn cần phải thực hiện phương pháp chiếc hoặc ghép cành. Tuy nhiên, phương pháp này áp dụng với cây Linh Sam cần người thực hiện có kỹ thuật cao và tốn quá nhiều thời gian. Vì thế, mọi người nên mua cây con về trồng.

Việc chọn chậu cho cây cũng tuỳ theo mục đích của người trồng. Nếu bạn muốn trang trí trong nhà thì chọn chậu đẹp, có tráng men và kích thước nhỏ. Nếu bạn muốn trồng cây ngoài trời để cây phát triển, lớn nhanh, cho tán rộng thì nên chọn chậu xi măng hoặc chậu đất nung.

Trồng cây Linh Sam trong chậu

Bước 1: Phủ lớp lưới dưới đáy chậu để giữ đất không bị trôi. Tiếp đến là một lớp sỏi đá nhỏ. Sau đó cho đất trồng đã chuẩn bị từ trước vào khoảng một nữa chiều cao của chậu.

Bước 2: Đây bầu cây ở giữa chậu => Cắt đáy + thành bên bọc nilon => Cho đất trồng vào để cố định cây con => Rút bọc nilon ra khỏi chậu.

Bước 3: Tưới nước đẫm cho cây => Thêm đất vào vì nước tưới đã làm dẽ đất. Lưu ý, đất thêm vào chậu sao cho cao hơn phần gốc cây 1-2cm là được.

Bước 4: Tưới nước mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều tối trong 2 tuần đầu tiên. Sau đó, giảm lượng nước tưới mỗi ngày 1 lần. Sau 4 tuần trồng, cây Linh Sam đã bắt đầu đâm chồi mới và rễ cũng dần bám chặt vào đất.

Khoảng 5-6 tháng sau khi trồng thì cây Linh Sam mới phát triển về tổng thể. Lúc này bạn đã có thể cắt tỉa để tạo hình dáng sơ khai cho Linh Sam bonsai.

==> Xem thêm chi tiết:

Một người yêu 5 cánh trắng và mong muốn đổi đời nhờ lan var. Nghèo mãi rồi giờ phải giàu lên thôi.

Related Posts

7 cây cảnh trồng trong nhà đuổi muỗi- Giải Pháp Thông Minh Cho Không Gian Sống An Lành

7 cây cảnh trồng trong nhà đuổi muỗi- Giải Pháp Thông Minh Cho Không Gian Sống An Lành

Ruồi, muỗi và côn trùng xuất hiện thường xuyên trong nhà, gây ra các bệnh truyền nhiễm, làm mất vệ sinh không gian. Đặc biệt là vào thời điểm giao

Read more
Gợi ý cách sắp xếp cây cảnh trong nhà (5)

Gợi ý cách sắp xếp cây cảnh trong nhà: Bí quyết sắp xếp không gian

Trong không gian sống hiện đại ngày nay, việc sắp xếp cây cảnh trong nhà không chỉ là một phần của việc trang trí nội thất mà còn là một

Read more
Cây dừa cảnh trong nhà

Cây dừa cảnh trong nhà có ý nghĩa phong thuỷ thế nào?

Cây dừa cảnh không chỉ là nguồn cảm hứng thiên nhiên phong phú cho những khu vườn ngoại thất, mà còn là điểm nhấn trang trí tuyệt vời cho không

Read more
Top 5 cây cảnh trong nhà ngày tết

Top 5 cây cảnh trong nhà ngày tết – Mang lại may mắn cho mọi gia đình

Trong ngày Tết, việc trưng bày cây cảnh trong nhà không chỉ là một nét đẹp truyền thống mà còn là một phần không thể thiếu trong nghi lễ và

Read more
Trồng Cây Cảnh Chống Nóng Trong Nhà: Điểm nhấn xanh mát cho không gian sống

Trồng Cây Cảnh Chống Nóng Trong Nhà: Điểm nhấn xanh mát cho không gian sống

Trồng cây chống nóng là một phương án hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong việc chống lại cái nóng mùa hè. Trong những ngày oi bức của mùa

Read more
Nên Trồng Cây Cảnh Gì Trong Sân Nhà? 11 Gợi Ý Tốt Nhất Cho Khu Vườn Của Bạn

Nên Trồng Cây Cảnh Gì Trong Sân Nhà? 11 Gợi Ý Tốt Nhất Cho Khu Vườn Của Bạn

Việc trồng cây cảnh tại phía trước ngôi nhà không chỉ làm cho không gian trở nên đẹp mắt hơn mà còn tạo ra một không gian sống thêm xanh

Read more

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Social Share Buttons and Icons powered by Ultimatelysocial