Lan Trần mộng – Kỹ thuật trồng và chăm sóc – 5TC

Lan Trần Mộng có lá hẹp dài và rộng, màu xanh nhạt, mỏng manh, cành hoa dài uyển chuyển, có nhiều cành hoa dài đến cả mét. Lan Trầm Mộng thường nở hoa vào khoảng thời gian từ đông đến đầu xuân.
Lan Trần Mộng rất lớn, cánh hoa xòe rộng. Những cánh hoa không mọc thẳng mà thu lại để gợi lên vẻ dịu dàng và quyến rũ. Đặc biệt, hương thơm của lan Trần Mộng ngọt ngào, nhẹ nhàng, không hắc như những loài khác.

Lan tran mong
Lan tran mong

Theo tích xưa kể lại, Lan Trần Mộng là loài hoa có trong giấc mộng của Vua Trần, loài hoa có vẻ đẹp thanh khiết, quý phái, hương thơm vô cùng tinh tế. Vẻ đẹp quyến rũ của hoa đã làm say mê không biết bao nhiêu người yêu lan từ xưa tới nay. Hiện nay, giống lan này đã được trồng công nghiệp khá phổ biến, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa ngay bây giờ nhé!

Nguồn gốc

Lan Trần Mộng thuộc dòng địa lan, có tên khoa học là Cymbidium Lowianum, ưa khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao và thường phân bố tại vùng núi Lai Châu, Lào Cai.

Theo dân gian kể lại, Vua Trần Nhân Tông, trong một giấc mộng đã nhìn thấy một loài hoa lan tuyệt đẹp, hương thơm dễ chịu. Trùng hợp là ngay sáng hôm sau, có người đã tiến vua một loài hoa lan y hệt như giấc mơ. Chính vì vậy mà giống lan này đã được đặt với cái tên là Lan Trần Mộng (giấc mộng của Vua Trần).

Ý nghĩa của Lan Trần Mộng

Hoa Trần Mộng thường được chưng trong dịp tết, các gia chủ thường đặt lan ở vị trí đẹp nhất trong gia đình hoặc sảnh trang trọng nhất nơi làm việc, địa điểm kinh doanh. Bởi hoa có ý nghĩa phong thủy rất sâu sắc, là giống hoa được vua chúa đời xưa rất yêu thích, thân phát triển mạnh mẽ, hoa vừa đẹp vừa quý phái gợi tới sự sang trọng, sum vầy và phát triển. Chính vì vậy, có một chậu Lan Trần Mộng trong gia chủ sẽ mang lại bình an, sức khỏe, tài lộc, phát triển thịnh vượng và may mắn.

Đặc điểm

Lan Trần Mộng là loại lan biểu sinh, có thể sống trên cạn hoặc sống phụ sinh ở nơi có khí hậu mát mẻ. Lá lan có màu xanh, thuôn dài, rủ, bản hẹp, to ngang và nhọn ở đầu lá. Chiều dài lá khoảng 50-70cm, rộng khoảng 2-3cm, lá mọc dọc theo hai bên thân với phần bẹ lá ôm chặt thân cây, tán lá rộng.

Lan tran mong
Lan tran mong

Hoa lan thường cho hoa một đợt và mùa thu và một đợt vào cuối đông đầu xuân. Hoa nở thành chùm với cành hoa vươn dài và uốn cong về sau trông rất đẹp. Mỗi chùm hoa dài từ 80-90cm, bao gồm nhiều bông hoa trên một chùm.

Loài lan này có bông hoa khá lớn, cánh hoa xòe rộng với năm cánh hoa trông như những ánh sao tinh tú của trời đất, mang đến những điều tốt đẹp trong năm mới.

Cách trồng và chăm sóc Lan Trần Mộng siêng hoa

Địa lan Trần Mộng là giống đòi hỏi yêu cầu chăm sóc khá cao, không phải ai cũng có thể thành công ngay từ những lần đầu. Để lan sinh trưởng và phát triển tốt, ta cần tạo ra hai yếu tố là vùng tiểu khí hậu thuận lợi và môi trường sống phù hợp cho cây. Bên cạnh đó cần kết hợp với các yếu tố giống, giá thể, tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh thì mới có thể giúp cây phát triển, siêng hoa.

Cách trồng lan

Thời điểm trồng lan tốt nhất là vào mùa xuân, sau khi cây ra xong đợt hoa cuối cùng hoặc vào tháng 9 âm lịch sau khi cây ra xong đợt hoa đầu tiên.

Chọn đất trồng lan

Loại đất phù hợp để trồng địa lan nhất là đất xú. Đây là loại đất nằm sâu dưới tầng đất thịt và chưa tới tầng đất sét. Người trồng lan sẽ khai thác loại đất này về, xắn nhỏ ra rồi mang phơi khô, khi nào thả cục đất vào nước mà cục đất nổi lên thì đạt tiêu chuẩn trồng lan.

Chọn chậu trồng lan

Địa lan Trần Mộng là loại lá dài, rủ và tán rộng và nhiều thân nên cần lựa chọn loại chậu cao và rộng. Khi mua chậu về, ta cần rửa sạch chậu và để ráo. Đối với chậu cũ, tận dụng lại, ta cần sửa chậu thật sạch với nước xà phòng loãng và rửa lại bằng nước sạch, để ráo.

Cây giống lan Trần Mộng

Cũng giống như Lan Đai Châu, ta có thể chọn cây giống từ rừng, từ vườn ươm về hoặc chọn giống từ việc tách từ cây mẹ.

Đối với cây giống từ rừng hoặc vườn ươm về ta nên treo ngược cây ở nơi cao ráo 1 ngày để cây thích nghi với môi trường sống.

Đối với cây tách từ cây mẹ, ta cần chọn cây mẹ khỏe mạnh, khóm to, sau đó dùng dao sắc để tách cây con. Không nên tách khóm nhỏ quá hoặc to quá, sau khi tách khóm ta cần vệ sinh sạch đất và làm khô vết cắt tách bằng thanh sắt nung đỏ. Sau đó cần loại bỏ các lá già, cắt bớt rễ già, thêm vôi để sát khuẩn phần rễ bị cắt bớt.

Cách trồng lan

Cây lan được trồng vào chậu đảm bảo phần gốc ngang với mặt chậu, phần rễ lan nên ở ngay vành chậu, lấp đầy rễ lan bằng đất nền đã được làm ẩm. Cây mới trồng nên được cố định chắc chắn để không bị đổ, bục gốc do gió hoặc quá trình di chuyển.

Sau khi trồng xong, ta nên giữ cây ở trong bóng râm, nơi thông thoáng, tránh mưa nắng để cây thích nghi dần. Khi cây ra nhiều rễ và cứng cáp mới mang ra ngoài.

Cách chăm sóc lan Trần Mộng

Nhiệt độ, độ ẩm: Đặc tính của địa lan Trần Mộng là cây bán âm, bán dương nên không thể chịu hạn mà cũng không thể chịu úng được, cây ưa ẩm và phát triển mạnh ở môi trường có độ ẩm cao. Nhiệt độ để cây phát triển bình thường từ 20-30 độ C, trời lạnh cây rất khó sống. Khi nhiệt độ cao hơn 30 độ C, ta cần có các biện pháp làm mát cho cây như sử dụng quạt gió, phun sương hoặc chạy điều hòa.

Ánh sáng: Giống địa lan này phù hợp với ánh sáng tự nhiên và không chịu được ánh nắng trực tiếp, chính vì vậy, ta cần sử dụng mái che lưới hoặc bóng cây.

Tưới nước: Vào mùa hè, ta tưới nước cho cây đều đặn 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều tối. Vào mùa thu, mùa đông hoặc khi trời mưa, độ ẩm không khí cao, ta cần giảm số lần tưới nước cho cây một cách linh hoạt.

Mỗi lần tưới nước, ta nên tưới đủ nước cho đến khi thấy nước chảy ra khỏi đáy đậu thì thôi. Điều này giúp loại bỏ các muối khoáng tích tụ trong đất. Có một mẹo nhỏ để xác định thời điểm cần tưới nước cho cây chính là kiểm tra lớp đất nền khoảng 4cm từ mặt đã khô.

Bón phân: Có thể sử dụng nhiều loại phân bón cho lan Trần Mộng như phân hữu cơ, phân hòa tan, phân bón tan chậm hoặc phân bón qua lá. Tùy từng giai đoạn của cây mà ta lựa chọn loại phù hợp để sử dụng. Tốt nhất là thực hiện theo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm.

Phòng bệnh cho lan: Lan Trần Mộng dễ mắc các bệnh như: nấm, bọ nhện, thối gốc, côn trùng có vảy, thán nhiệt, virus. Chính vì vậy, ta cần thường xuyên kiểm tra kỹ từng gốc lan để phát hiện sớm mầm bệnh và thực hiện phòng ngừa bệnh kịp thời cho cây.

Kết luận

Trên đây chúng ta vừa cùng tìm hiểu giống lan Trần Mộng, giống địa lan vừa đẹp, vừa thơm, vừa phong thủy, quý phái nhưng cũng khá khó tính. Hy vọng với những hướng dẫn ở trên của chơi hoa lan, bạn sẽ chăm cho mình được một khóm lan đẹp như ý nhé! Chúc các bạn thành công!

==> Xem thêm chi tiết:

Viết một bình luận

Social Share Buttons and Icons powered by Ultimatelysocial