Thú chơi lan vô cùng tao nhã, ai mà không ưa? Lan còn là loại cây thanh quý, điểm tô cho không gian thêm sang trọng. Và nhắc tới lan người ta sẽ nhớ ngay đến lan hoàng lạp. Không phải vì nó quá khác lạ mà bởi vì sự đơn giản nhưng không đơn điệu của nó. hoa vàng tươi thắm, chùm bông trĩu cành chính là những nét hấp dẫn riêng của lan hoàng lạp.
Nếu có thể tự tay trồng được những chậu lan hoàng lạp nở hoa khắp sân vườn thì còn gì thú vị hơn nữa chứ? Vậy cách trồng và chăm sóc lan hoàng lạp như thế nào? Có khó không? Cùng chúng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1. Đặc điểm của lan hoàng lạp là gì?
Ngoài cái tên là lan hoàng lạp đã khá phổ biến thì nó còn có tên khác là hoàng lan, nến vàng hay thủy tiên hoàng lạp, hoàng thảo hoàng lạp. Tuy vậy danh pháp của nó chỉ có một là Dendrobium Chrysotoxum. lan hoàng lạp là giống lan nằm trong chi hoàng thảo với gốc bé nhỏ nhưng thân rất cứng, tròn và nhẵn bóng.
Trên thân cây có nhiều rãnh chạy dọc, giữ thân phình ra lạ mắt. Độ phình của thân cây phụ thuộc vào từng loại cây không cố định. Chiều cao của cây có thể rất thấp tầm 6cm cũng có thể cao hơn tầm 30cm. Một thân cây có thể to như đầu ngón trỏ cũng có thể đạt đường kính lên đến 4cm. Mỗi thân sẽ có từ 2 đến 5 đốt. Nhưng thông thường sẽ ít hơn 5 đốt. Điều đặc biệt nữa là mỗi thân cũng không quá 5 lá cây.
Thân cây thường có màu vàng pha xanh, càng già thì màu vàng càng nhiều hơn. Thân cây thon nhỏ, dài chừng 10 đến 15cm, thân có đường kính từ 2 đến 3,5cm.
Nếu muốn thấy lan hoàng lạp với số lượng lớn thì hãy đến Ấn Độ, Thái Lan, hay Lào. Ở đó sẽ có những rừng lan hoàng lạp rực rỡ. Ở nước ta cũng có thể thấy lan hoàng lạp chỉ là số lượng không nhiều mà thôi.
Hoàng lan cho hoa rất đẹp. Những bông hoa vàng rực ken dày, nhìn từ xa như hoa hướng dương vậy. Hoa hoàng lan thay vì mọc đơn độc sẽ mọc thep cả chùm. Mỗi chùm gồm nhiều bông hoa xếp lại, rủ xuống dài chừng 20cm.
Mỗi bông hoa đường kính từ 3,5 đến 4cm. Cánh hoa bóng bảy, và cũng dày hơn so với lan vảy rồng. Môi hoa tròn lẳn, chính giữa môi hoa có màu vàng đậm khá giống màu vàng nâu. Ở đó còn loáng thoáng xuất hiện những gân nhỏ màu đỏ. Cánh lưng nhỏ dài cỡ 1 đốt ngón tay và rộng chừng 0,5 đến 0,9cm. Thông thường chùm hoa hoàng lan hay mọc ở đầu ngọn cây.
Mùa hoa thường bắt đầu vào độ tháng 3 tháng 5 dương lịch. Mỗi lần ra hoa có thể chơi từ 7 đến 10 ngày. Hoa hoàng lan có mùi thơm nhẹ nhưng rất quyến rũ. Cây hoàng lan là giống thích ánh sáng mạnh. Do đó nơi trồng lý tưởng là ở dưới 1 lớp lưới đen là tốt nhất. Nơi trồng cũng cần nhiều ẩm. Hoa hoàng lan thường không có mùa nghỉ.
Từ những điều chúng mình đã nêu, bạn hẳn cũng đã nắm được những điểm đặc biệt của lan hoàng lạp rồi đúng không? Vậy thì bạn đã tiến gần hơn đến việc trồng thành công lan hoàng lạp rồi đó. Đồng thời hẳn cũng biết được cách chăm sóc chúng sao cho hợp lý rồi đúng không? Và hãy cố gắng kiên trì để có được những chùm hoa lan hoàng lạp đẹp tuyệt nha.
2. Bí quyết trồng lan hoàng lạp – chuẩn nhà vườn
Chuẩn bị giá thể trước khi trồng
Thông thường nếu trồng chậu để trồng lan người ta hay dùng chậu đất nung. Ngoài việc dùng chậu thì bạn cũng có thể ghép gỗ hoặc dùng chậu nhựa theo hình dáng khác nhau cho thêm mới mẻ. Muốn ghép gỗ thì nên chọn các loại gỗ như vú sữa, gỗ vải, lũa nghiến hay gỗ nhã,… để ghép là tốt hơn cả.
Sẽ rất tuyệt nếu bạn có sẵn dớn chậu. Còn nếu muốn trồng lan trong chậu mà đẹp thì đầu tiên bạn nên ghép nó vào gỗ đã rồi sau đó đặt cả cục gỗ vào trong chậu là tốt nhất. Có thể thêm than củi đã được ngâm nước trước 2 ngày vào chậu trồng lan. Xếp ở xung quanh gốc chứ tuyệt đối không được đè lên gốc.
Cách trồng lan hoàng lạp được nhiều người áp dụng
Cây lan hoàng lạp muốn phát triển tốt, cho hoa đẹp thì bạn cần thực hiện chính xác các kỹ thuật mà dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê. Như vậy mới đảm bảo việc trồng cây của bạn thành công được.
- Khi mới mua cây về bạn không nên trồng luôn mà tiến hành cắt sát rễ 1 lượt. Cắt sát nghĩa là chừa lại từ 1,5 đến 2cm chứ không phải cắt trụi lủi. Lan hoàng lạp có giả hành to, mọng nước, chứa nhiều chất dinh dưỡng nuôi cây nên bạn không cần quá lo lắng.
- Thậm chí bạn biết không, nhiều khi thân chẳng còn rễ đâu, vứt vật vạ ở đâu đó, lại thêm chút không khí mát mẻ, có tí mưa thì cây lại trổ rễ, ra mầm khỏe mạnh đấy.
- Sau khi tiến hành cắt rễ bạn nên ngâm cây vào dung dịch kích thích mọc rễ để rễ mới nhanh ra cũng như sát trùng vết cắt. Sau 2 tiếng ngâm thì bạn vớt ra để ráo rồi tiến hành ghép là được.
3. Hướng dẫn chăm sóc lan hoàng lạp – đẹp khó cưỡng
Cây khi mới ghép xong còn yếu. Lúc này bạn để cây ở nơi thoáng mát để cây dần hồi phục. Đồng thời thường xuyên tưới nước cho cây đủ ẩm, trung bình ngày tưới từ 2 đến 3 lần là được. Cùng với đó nên thường xuyên dùng B1 loại chuyên dùng cho lan hòa với nước rồi phun cho cây ngày từ 4 đến 5 lượt.
Nếu phun thuốc thì nên tiến hành vào buổi tối ở lần tưới cuối cùng để cây dễ hấp thụ. Còn không nên tưới thuốc vào buổi chiều sau đó buổi tối lại tưới thêm nước lần cuối. Như vậy thuốc sẽ trôi hết, cây chẳng hấp thụ được là bao. Vừa phí thuốc lại vừa phí công.
Nhiều người hay bón phân luôn để giục cây ra rễ nhưng điều này sai hoàn toàn. Khi chưa có rễ tuyệt đối không bón phân. Đợi khi rễ dài thì di chuyển chúng đến nơi có nhiều nắng hơn, dưới mái 1 tấm lưới đen là tốt nhất. Những khu vực núi hay cao nguyên quanh năm mát mẻ thì có thể treo trực tiếp dưới nắng. Vì nâng ở những nơi này không gắt, không hại cây.
Lan hoàng lạp ưa ẩm. Nhiều người chia sẻ rằng dùng cách trồng cây bán thủy canh để trồng thì cây con sẽ to mập hơn cây mẹ. Tuy nhiên cách này chỉ là truyền tai, muốn thực hiện bạn nên cân nhắc kỹ. Và nếu như thành công thì chia sẻ tới nhiều người phương pháp này hơn nữa nhé. À nhớ là khi thực nghiệm chỉ nên lấy 1 ít thôi nha.
Bạn khi bón phân nên dùng phân tan chậm cho vào túi rồi đặt ở gốc cây swx giúp cây dễ hấp thụ phân mà không lãng phí. Cách này áp dụng khi bạn trồng chậu còn nếu ghép gỗ thì treo ở gốc là tốt nhất.
Bản thân lan hoàng lạp cần nhiều chất dinh dưỡng nên bạn cần chú ý phân bón cho cây. Có thể định kỳ dùng phân NPK 30-10-10 để bón cho cây có đủ dinh dưỡng. Mỗi tuần bón 1 lần là được để giúp cây hoàn thiện và phát triển tốt nhất.
Khi tháng 1 dương lịch tới thì nên dùng phân bón có chứa nhiều lân để bón cho cây. Chu kỳ mỗi tuần bón 1 lần là được. Đồng thời lượng nước cũng như số lần tưới nước cho cây cũng giảm đi. Đợi đến khi nào tháng 3 dương đến mới tiến hành tưới nhiều lại. Còn trong thời gian đó giãn thời gian tưới ra.
4. Cách phân biệt lan hoàng lạp và sơn thủy tiên
Lan hoàng lạp cũng có 1 biến thể với tên gọi là sơn thủy tiên. Nhìn qua thì có vẻ giống nhau đấy nhưng kỳ thực kích thước sơn thủy tiên nhỉnh hơn đôi chút.
Về cơ bản thì hoàng lạp nhìn cứng cáp hơn, gốc cây cũng to hơn. Từ gốc đến ngọn nhìn thoáng khó phân to nhỏ chỉ thấy đều đều như nhau. Theo nhiều tài liệu nước ngoài thì nó có nhiều ở Trung Quốc, Myanmar hay Ấn Độ. Một vài nơi như Lào, Thái Lan hay Việt Nam cũng có.
Còn sơn thủy tiên sẽ có họng hoa đậm màu hơn hoàng lạp. Họng hoa sơn thủy tiên nghiêng về nâu như nhung nâu hoặc nâu đen hơn. Nhìn chung nhờ thế mà nó rất đẹp. Cũng vì lẽ đó mà giá trị sơn thủy tiên cao hơn hẳn hoàng lạp.
Nhìn chung để phân biệt được hoàng lạp và sơn thủy tiên không hề khó. Nhưng phải khẳng định là nếu chỉ nhìn vào thân cây chắc chắn cực kỳ khó phân đâu là hoàng lạp đâu là sơn thủy tiên.
Nếu muốn biết chính xác nhất từng loại hoa thì cách tốt nhất và xác suất chính xác cao nhất là đợi khi cây nở hoa. Có thể nói cách duy nhất để biết chính xác đâu là Sơn Thủy Tiên, đâu là Hoàng Lạp thì chỉ có thể là chờ hoa nở. Họng hoa sơn thủy tiên như đã nói swx có màu đậm hơn, chủ yếu là nâu với các sắc độ khác nhau. Còn họng hoa hoàng lạp chủ yếu đà vàng đậm với các sọc đỏ nổi bật mà thôi.
- Danh pháp của hoàng lạp là Dendrobium Chrysotoxum
- Trong khi danh pháp của sơn thủy tiên lại là Dendrobium Chrysotoxum var. Suavissimum
Hoàng lạp
Hoàng lạp nổi bật bởi giả hành cứng cáp, hoa cho màu vàng rực bắt mắt, thời gian chơi hoa lâu, sức sống của cây mãnh liệt đặc trưng của loài lan. Hoa hoàng lạp mùi thơm nhẹ, dễ chịu nhưng rất hấp dẫn.
Từ cái tên cũng có thể đoán được điểm đặc biệt của nó. Hoàng nghĩa là rực rỡ, vàng tươi, sáng chói hay còn mang nghĩa chiếu sáng muôn nơi.
Từ bề ngoài của giả hành cũng như màu sắc của hoa mà chúng ta có thể ngầm quy ước với nhau rằng, sở dĩ có tên hoàng lạp là do giả hành vàng và hoa màu vàng tươi. Thêm vào đó giả hành bóng mướt như sáp mỡ, cánh hoa mềm mà không yếu như sáp mà ra.
Những giả hành non có màu xanh lục đẹp mắt, mướt mát. Nhưng khi già lại chuyển sang màu vàng óng cực kỳ đẹp. Kích thước giả hành không cố định. Tùy vào nơi trồng mà kích thước to hay nhỏ khác nhau. Có loại thì giả hành vừa dài vừa nhỏ như đũa nhưng có giống lại vừa ngắn vừa mập.
Kích thước giả hành cũng đa dạng lắm. Có loại chỉ cỡ ngón tay thôi nhưng có loại khổng lồ đến mức bằng cổ chân. Có giống thì giả hành thóp bé ở hai đầu ở giữa mới phình lớn. Nhưng cũng có loại hoàng lạp cho giả hành thuôn đều như ống.
Hay như có giống hoàng lạp giả hành cùng lắm chỉ cỡ gang tay nhưng ngược lại cũng có giống giả hành nửa mét là chuyện bình thường.
Sơn thủy tiên
Như đã nói từ đầu, sơn thủy tiên là một dạng đột biến của hoàng lạp. Nhìn chung chúng sẽ không khác nhau nhiều ngoại trừ họng ho là thể hiện sự khác biệt nhất. Do đó người ta dựa vào họng hoa để phân biệt hai loại này. Cần nhắc lại nếu ai đó nó nhìn số lá, giả hành để phân biệt được hai loại là hoàn toàn sai lầm và không có căn cứ. Bởi lẽ chúng giống nhau vô cùng căn bản không thể nhận ra loại nào là hoàng lạp loại nào là sơn thủy tiên.
Có rất nhiều người dù là tay chơi lan kỳ cực vài chục năm nhưng cũng không thể phân biệt nổi hai loại này. Điều này người ngoài rất dễ hiểu nhưng người trong cuộc đôi khi lại quá tin tưởng bản thân dẫn đến nhiều tranh cãi trái chiều tiêu cực.
Vậy có thể khẳng định, cách chính xác nhất cũng như xác suất nhận ra hai loại cao nhất chính là đợi đến khi hoa nở sẽ rõ.
Xin nhắc lại họng hoa sơn thủy tiên hầu hết đều là các gam màu đậm như đỏ thẫm, tím thẫm, nâu đen, nâu tím,…
Cách nhận biết sơn thủy tiên
Mình thấy một số trang web chỉ ra cách nhận dạng sơn thủy tiên thế này. Đó là lá dày hơn và cứng hơn hoàng lạp. Giả hành thì mập hơn và nặng hơn. Xin thưa chuyện này hoàn toàn không chính xác, không có căn cứ thuyết phục.
Vì sao? Vì căn bản giả hành cũng chính là một giống lan cho giả hành mập và to bằng cổ chân, lá cũng rất dày và cứng.
Còn có web khác lại cho rằng giả hành sơn thủy tiên thuôn đều như ống cò giả hành hoàng lạp thóp hai đầu ở giữa thì phình to. Đương nhiên cách nhận biết này cũng không chính xác luôn. Bởi thực tế có người chơi lan sở hữu đủ loại hình thái giả hành nhưng chung quy lại vẫn chỉ là hoàng lạp.
Theo kiến thức tìm hiểu được, ở nước ta sơn thủy tiên rất hiếm nên ai may mắn sở hữu một cây thì có thể tự hào rằng mình có 1 báu vật. Mặc dù thực tế giá trị nó không phải ở trên trời nhưng muốn sở hữu nó thì cũng khó ngang lên trời đấy!
5. Kết luận
Vậy là chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách trồng và chăm sóc lan hoàng lạp đúng kỹ thuật rồi. Hơn nữa còn giúp các bạn nhận biết được hoàng lạp và sơn thủy tiên nữa. Hi vọng đây sẽ là cuốn cẩm nang cho những ai đang và có ý định chơi lan tìm hiểu được nhiều điều bổ ích.
==> Xem thêm chi tiết:
- Địa Lan
- Giá Thể
- Hoa Đẹp
- Kinh Nghiệm
- Lan Kiếm
- Phân Bón
- Phi Điệp Hồng
- Phong Lan
- 5CT
- Cách Chăm Sóc
- Cây Cảnh Đẹp
- Số Học Ứng Dụng