Lan Kiếm Vàng Củ Chi – Cách trồng và chăm sóc hoa chuẩn nhất- 5CT

Lan kiếm vàng Củ Chi được mệnh danh là cây kiếm “Trấn Môn”, bởi nó khởi nguồn từ Củ Chi – vùng đất thép thành đồng ở cửa ngõ tây bắc Sài Gòn.

lan kiem vang cu chi
lan kiem vang cu chi

Hoa lan kiếm vàng Củ Chi có mùi thơm dịu nhẹ. Khi nở có cánh hoa hơi nhọn bung thẳng căng, đượm một màu vàng dịu rực rỡ không tì vết. Lưỡi to hình trái tim không bị cụp vào thành cánh. Màu trắng pha sắc hồng, có ánh vàng ở giữa lan lên toàn trụ nhụy. Cần hoa dài, dày hoa, hoa phân thành từng chùm một rất đẹp mắt.

Cách trồng hoa lan kiếm

Cách trồng hoa lan kiếm thường được các nhà vườn, người chơi lan sử dụng là phương pháp chiết cành để nhân giống.

Chuẩn bị

Chọn cây mẹ trên 3 năm tuổi, khỏe mạnh, không sâu bệnh; Dao, kéo cắt, thuốc sát trùng; chậu trồng; giá thể (là hỗn hợp gồm: đất ao bùn, dớn cọng + đá sỏi, đất nung hoặc vỏ lạc).

Ngoài cây giống mẹ thì chuẩn bị giá thể là bước quan trọng nhất khi tiến hành trồng hoa lan kiếm. Giá thể yêu cầu phải có khả năng giữ ẩm mà vẫn thoát nước tốt, thông thoáng. Một số nguyên vật liệu để làm giá thể như sau.

– Xơ dừa hoặc mùn dừa: Đây là một trong những nguyên liệu được sử dụng làm giá thể trồng cây cảnh nhiều nhất. Do đặc tính của xơ dừa là có độ thông thoáng cao và khả năng giữ nước tốt nên khi trồng lan, thường được sử dụng để làm giá thể.

– Dớn: là một loại dương xỉ lớn, có khả năng giữ ẩm tốt, độ thông thoáng cao, có sẵn nhiều chất dinh dưỡng chậm phân huỷ nên rất phù hợp để trồng lan.

– Vỏ thông: trộn vỏ thông cùng với các vật liệu khác giúp giá thể giữ được độ ẩm ổn định và thoát nước tốt.

– Đất nung: là nguyên liệu làm giá thể có giá thành cao nhưng khả năng giữ ẩm tốt, trọng lượng nhẹ, thời gian hoai mục lâu, thông thoáng nên vẫn được rất người người sử dụng làm giá thể trồng lan.

– Trấu hun và vỏ lạc: đây là lựa chọn thay thế cho đất nung khá kinh tế, hai loại nguyên liệu này hoai mục nhanh và giữ ẩm tốt.

Một số công thức làm giá thể thường được người chơi lan và các nhà vườn làm từ những nguyên liệu trên như sau: Xơ dừa + vỏ thông + đất nung dạng viên, xơ dừa + xỉ than + trấu hun, xơ dừa + than củi + dớn, xơ dừa + dớn + vỏ thông.

Ngoài ra, nếu bạn không tự tin làm giá thể trồng lan thì có thể mua sẵn giá thể ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp, nhà vườn hoặc nhờ bạn bè là người chơi lan làm giúp.

* Lưu ý: Nếu tự làm giá thể, khi mua các nguyên liệu trên về thì bạn nên rửa sạch trước, tránh trường hợp mầm bệnh có sẵn sẽ lây lan sang cây giống.

5 bước trồng hoa lan kiếm

Bước 1: Tách nhánh, dùng kéo nhọn, cắt bỏ các lá vàng, rễ già, rễ khô sau đó dùng dao cắt thành từng khóm. Tách mỗi khóm lan 2-3 nhánh để cây có thể phát triển tốt nhất.

Bước 2: Bôi thuốc sát trùng vào vết cắt rồi để cây lan mới tách vào chỗ râm mát trong vòng 1 ngày.

Bước 3: Lót dưới đáy chậu 1 lớp xỉ than, than củi to hoặc mút xốp dưới đáy chậu rồi rải giá thể dày khoảng 8cm lên trên.

Bước 4: Đặt khóm lan thẳng đứng vào chính giữa chậu, rồi rải lớp giá thể nhẹ phủ lên xung quanh bộ rễ của khóm lan.

Bước 5: Tưới nước đẫm, sắp xếp, đặt cây vào vị trí râm mát, duy trì độ ẩm ổn định và tránh nắng trực tiếp.

trong hoa lan kiem

Cách chăm sóc hoa lan kiếm vàng củ chi

Sau khi nắm vững 5 bước trồng cây là bạn có thể tự tin để trồng hoa phong lan. Tuy nhiên, sau khi trồng xong, bạn phải nắm vững những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự sinh trưởng của cây.

1. Nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Nền nhiệt độ phù hợp từ 20-30 độ C, tránh để cây tại những vị trí có nhiệt độ cao. Khoảng nhiệt độ mà cây lan kiếm có thể chịu được là từ 15 – 35 độ C.

Thời kì lan ra hoa phải có nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm là 10 độ C, nhiệt độ tối ưu: ban đêm từ 7 – 10 độ C, ban ngày từ 18 – 22 độ C.

2. Tưới nước

Cây lan kiếm ưa ẩm nên cần tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm hợp lý. Nên tưới nước vào mỗi buổi sáng hoặc chiều tối mát, vào mùa hè thì ta có thể tưới ngày 2/lần, mùa đông thì ta nên hạn chế tưới nước và giảm lượng phân để giúp cây phát triển khỏe mạnh hơn. Loại lan này cần nhiều nước trong giai đoạn cây đang đẻ con, cây con đang phát triển và sau thời kì ra hoa. Tuỳ thuộc vào từng thời điểm sinh trường, bạn cần chú ý lượng nước tưới cho cây như sau:

– Giảm lượng nước khi giả hành đã phát triển hoàn chỉnh.

– Cây chuẩn bị ra hoa thì giảm lượng nước và số lần tưới.

– Tăng lượng nước khi cây có chồi hoa để cành hoa phát triển.

3. Ánh sáng

Ánh sáng cũng quyết định đến chế độ ra hoa của cây lan kiếm. Đây là loài lan ưa bóng râm (ánh sáng tán xạ) như bóng cây. Ánh sáng tốt nhất là vào buổi sáng, ta có thể cho ánh sáng chiếu trực tiếp. Khi mặt trời lên cao, cường độ ánh sáng cao, gay gắt thì phải để lan ở trong giàn che bằng lưới tối màu, đảm bảo ánh sáng khoảng 60% – 70%.

Quan sát màu sắc của cây để biết cây có hấp thụ đủ hoặc dư thừa ánh sáng:

– Đủ sáng: Cây lan có màu xanh hơi ngả vàng. Mặt lá sáng bóng, thân và lá cây cứng cáp.

– Thừa sáng: lá có màu vàng hơi đậm, đầu lá bị khô.

– Thiếu sáng: lá màu xanh đậm, mặt lá kém bóng, lá sẽ to ra và mỏng đi, cây nhìn thiếu sức sống.

4. Phân bón

Chất dinh dưỡng cho lan chủ yếu là N-P-K và những chất vi lượng (Mangan, magne, brom, lưu huỳnh, sắt, đồng, kẽm,… một số vitamin nhóm B). Tuyệt đối không nên sử dụng phân bón hữu cơ vì dễ làm xót cây và có thể sinh ra các mầm bệnh gây hại cho lan.

Qua bài viết trên đây, có thể thấy rằng cách trồng và cách chăm sóc hoa lan kiếm rất dễ dàng. Tuy nhiên, người chơi lan cần phải nắm vững những thông tin này để chăm sóc tốt giúp lan sinh trưởng và ra hoa đẹp. Không chỉ mang ý nghĩa về mặt tinh thần, loài lan này còn có nhiều công dụng trong ý học. Chúc bạn thành công với giỏ lan của mình.

==> Xem thêm chi tiết:

 

Viết một bình luận

Social Share Buttons and Icons powered by Ultimatelysocial