Cây Vạn Lộc là một loài cây được trồng để làm cảnh và trang trí. Chúng thường có mặt trên bàn làm việc, góc quán cà phê, trước cửa sổ và ngoài mái hiên. Bên cạnh công dụng phối cảnh, làm đẹp không gian sống thì Vạn Lộc còn mang ý nghĩa phong thuỷ đặc biệt. Nhiều người trồng cây Vạn Lộc vì tin rằng nó mang lại may mắn, thịnh vượng và thành công. Trong bài viết hôm nay 5canhtrang.com sẽ cung cấp mọi thông tin về cây Vạn Lộc cho mọi người cùng biết.
Cây Vạn Lộc là cây gì?
Cây Vạn Lộc có tên khoa học là Aglaonema rotundum pink, thuộc loại thực vật một lá mầm. Vạn Lộc có nguồn gốc từ Indonesia, Thái Lan và có tên khác là cây Thiên Phú. Hiện nay, Vạn Lộc được tìm thấy ở nhiều quốc gia Châu Á.
Cây Vạn Lộc có lá to và dày, mặt trên bóng, mặt dưới có gân, mép lá gợn sóng. Cây Vạn Lộc có nhiều loại, nhưng phổ biến là Vạn Lộc lá đỏ và Vạn Lộc lá xanh. Vạn Lộc lá đỏ có màu xanh ở cuốn, gân và viền lá tạo thành điểm nhấn vô cùng ấn tượng. Vạn Lộc lá xanh thì mang màu sắc nhẹ nhàng, mát mẻ với sắc xanh nhạt dần và chuyển thành trắng ở trung tâm của lá.
Vạn Lộc được trồng theo hai cách là trồng thuỷ sinh hoặc trồng trong chậu đất sốp. Với cách trồng thuỷ sinh, bạn sẽ nhìn thấy toàn bộ rễ của cây cực kỳ đẹp mắt. Ngoài việc trang trí, làm cảnh, Vạn Lộc còn có tác dụng thanh lọc không khí, mang lại may mắn.
Cây Vạn Lộc có độc không?
Cây Vạn Lộc có độc hay không vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, nhựa cây Vạn Lộc chắc chắn tìm ẩn những nguy cơ gây hại cho trẻ nhỏ. Khi tiếp xúc với nhựa cây Vạn Lộc, người có da nhạy cảm sẽ bị ngứa, nổi mẫn đỏ.
Hãy đặt cây ở những khu vực trên cao để trẻ con không với tới. Nếu chẳng may bạn hay con của bạn nuốt ăn phải lá, nuốt phải nhựa cây Vạn Lộc thì hãy đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ. Việc tiếp xúc ngoài da với nhựa cây Vạn Lộc có thể được xử lý bằng cách rửa tay với nước muối ấm.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây Vạn Lộc
Tên của cây Vạn Lộc đã nói lên phần nào ý nghĩa phong thuỷ của nó. Từ “vạn lộc” mang ý nghĩa tài lộc dồi dào, may mắn đến không ngớt. Nhiều người cho rằng, khi cây Vạn Lộc ra hoa cũng là lúc tài lộc sắp đến.
Cây Vạn Lộc có khả năng làm sạch không khí, hấp thụ những hạt bụi nhỏ và những tia năng lượng tiêu cực. Chính vì thế, Vạn Lộc không chỉ giúp không gian xung quanh thông thoáng, mát mẻ mà còn có khả năng trừ tà.
Vạn Lộc lá đỏ được ưu chuộng vì màu đỏ của lá mang đến sự may mắn. Trang trí Vạn Lộc lá đỏ ở bàn làm việc có thể giúp chủ nhân của nó thuận lợi trong sự nghiệp, may mắn trong công việc.
Vạn Lộc lá xanh có màu sắc xanh pha lẫn màu trắng tự nhiên, hài hoà. Trang trí Vạn Lộc lá xanh ở phòng khách tạo cảm giác yên bình, tinh tế nhưng không kém phần sang trọng.
Cây Vạn Lộc hợp mệnh gì?
Dựa vào màu sắc của cây Vạn Lộc ứng với ngủ hành trong phong thuỷ mà chúng ta có thể nhận xét rằng: “Vạn Lộc lá đỏ hợp với người mạng hoả và thổ”. Đối với Vạn Lộc lá xanh sẽ hợp với người mạng hoả hơn.
Mạng thổ
Là một loài thực vật, Vạn Lộc thuộc hành mộc trong ngũ hành, mà mộc thì sinh thổ. Do đó, cây Vạn Lộc sẽ mang đến may mắn, tài lộc đến cho người mạng thổ. Đối với Vạn Lộc lá đỏ thì màu sắc của lá mang ứng với hành hoả. Có hoả có mộc thì chắc chắc sẽ sinh thổ. Vì thế, những người mạng thổ nên trồng cây Vạn Lộc lá đỏ trên bàn làm việc tại nhà hoặc nơi làm việc để công việc thuận lợi, thăng tiến trong sự nghiệp.
Mạng hoả
Người mạng hoả tính nóng như lửa, bốc đồng và thích mạo hiểm trong công việc. Vì thế, nếu trồng Vạn Lộc lá đỏ sẽ tăng tính hoả, thật sự không tốt. Nên trồng Vạn Lộc lá xanh, bởi nó vừa sinh hoả nhưng lại có màu xanh, sẽ giúp tâm bạn dịu lại, bình hoà hơn và có những quyết định đúng đắn trong công việc
Người mạng hoả đang có một công việc không thuận lợi, cứ nằm ì ì một chỗ thì nên trồng Vạn Lộc lá đỏ để khơi dậy số mệnh hoả trong vận mệnh của mình. Từ đó, công việc sẽ có đột biến, tài lộc tự nhiên sẽ đến.
Cách trồng cây Vạn Lộc
Vạn Lộc là loại cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc. Bạn có thể trồng cây Vạn Lộc trên đất, trong chậu hoặc trồng thuỷ sinh.
Trồng cây Vạn Lộc trên đất
Đất dùng để trông cây Vạn Lộc phải là loại đất tơi sốp, nhiều mùn để giữ ẩm cho cây cũng như giúp rễ cây phát triển dễ dàng. Hãy trộn đất thịt với mạt cưa, tro trấu, phân hữu cơ với tỉ lệ thích hợp để trông cây Vạn Lộc.
Khi trồng cây trong chậu, hãy chọn những chậu có chiều cao và chiều rộng thích hợp để Vạn Lộc phát triển tốt. Chiều cao của chậu phải bằng một nữa chiều cao cây và đường kính phải tương đương với kích thước mà tán lá Vạn Lộc xoè ra.
Để gia tăng tài lộc, may mắn thì hình dáng và kích thước chậu được lựa chọn phải phù hợp với mệnh của người trồng.
Trồng cây Vạn Lộc thủy sinh
Khi mang cây Vạn Lộc trồng trong chậu hay đất ra trồng thuỷ sinh, bạn cần phải cẩn thận loại bỏ đất bám ở rễ cây. Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ thân, lá, rễ một cách nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương cây. Cắt tỉa bớt những cành lá thừa sao cho khi để trong chậu thuỷ tinh thì cây đứng thẳng, có cảm giác chắc chắn.
Cố định cây bằng vật liệu phù hợp nếu cây còn yếu chưa đứng vững. Sau đó trang trí chậu nước bằng một ít sỏi, bèo tây,… tuỳ theo ý thích của bạn.
Cách chăm sóc cây Vạn Lộc
Cây Vạn Lộc có sức sống mãnh liệt, bạn chỉ cần đảm bảo đủ nước là cây sống khoẻ. Tuy nhiên, cũng cần chú ý một số yếu tố sau đây:
Đất/nước trồng:
Đất trồng cây Vạn Lộc như đã nói ở trên là phải sốp. Vì thế, khi thấy dấu hiệu đất bị chai, cằn cỗi thì hãy thay loại đất mới. Đất mới chứa tro trấu, mùn, vụn hữu cơ sẽ giúp cây Vạn Lộc giữ ẫm tốt và có nhiều dinh dưỡng cho sự phát triển. Đồng thời, hãy tưới nước thường xuyên để cây không bị héo.
Nước trồng cây Vạn Lộc phải được thay mới định kỳ hàng tuần hoặc 2 tuần một lần. Tần suất thay nước định kỳ phụ thuộc vào màu sắc nước trong chậu.
Ánh sáng:
Cây Vạn Lộc thích hợp với nguồn ánh sáng yếu để quang hợp. Vì thế, hãy để chậu cây gần mái hiên, cửa sổ hay những nơi nhận được ánh sáng mặt trời vào buổi sáng. Không trồng cây ở nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời buổi trưa, vì Vạn Lộc sẽ bị héo, mất nước.
Sâu bệnh:
Vàng lá, thối lá do vi khuẩn tấn công là bệnh thường gặp ở cây Vạn Lộc. Vì thế, bạn nên thường xuyên cắt bỏ những phần lá bị vàng, úa để ngăn chặn bệnh lây qua những lá đang khoẻ mạnh.
Phấn trắng và sâu ăn ít xuất hiện trên cây Vạn Lộc. Nhưng bạn cũng cần chú ý quan sát để kịp thời loại bỏ nguồn gây hại này khỏi cây.
Trong bộ sưu tập cây cảnh đẹp mà chúng tôi chia sẻ đến các bạn thì cây Vạn Lộc sẽ không thể thiếu sót được. Hy vọng bài viết này giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về cây này.
==> Xem thêm chi tiết:
- Địa Lan
- Giá Thể
- Hoa Đẹp
- Kinh Nghiệm
- Lan Kiếm
- Phân Bón
- Phi Điệp Hồng
- Phong Lan
- 5CT
- Cách Chăm Sóc
- Cây Cảnh Đẹp
- Số Học Ứng Dụng